Nhập mã đối tác
yjgj5uiu0m
để được hỗ trợ

Giao dịch hiệu quả với 40 mô hình nến đảo chiều

Các biểu đồ nến Nhật là công cụ vô cùng quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Bằng cách quan sát, đánh giá mô hình nến, nhà đầu tư có thể nhận diện xu hướng chung của thị trường. Nhờ đó, tìm được thời điểm phù hợp để vào lệnh. Trong bài viết này, chúng mình sẽ phân tích nguyên tắc, cách thức giao dịch đối với 40 mô hình nến đảo chiều. Hãy cùng Forex Trading tham khảo nhé.

Giải đáp về 40 mô hình nến đảo chiều

Mô hình nến Nhật bao gồm 2 thành phần chính: Râu nến (bóng nến) và thân nến. Các mô hình nến rất đa dạng, có thể kể đến như: Nến đơn, nến đôi, mô hình 3 nến,…

Mô hình giá đảo chiều là gì?

Mô hình giá đảo chiều là công cụ dùng để đánh giá, dự đoán xu hướng giá cả thị trường trong một khung thời gian nhất định. Bằng cách theo dõi và phân tích biểu đồ giá, trader có thể đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.

Mô hình giá đảo chiều được hình thành vào cuối xu hướng tăng giá hoặc giảm giá, tương tự mô hình cờ tăng và cờ giảm. Điểm khác biệt là mô hình nến Nhật đảo chiều đưa ra tín hiệu cho thấy giá có sự thay đổi từ tăng sang giảm hoặc ngược lại. Trong khi đó, mô hình cờ tăng và cờ giảm cho biết giá thị trường đang tiếp diễn theo xu hướng ban đầu.

Giải đáp về mô hình nến Nhật đảo chiều dành cho người mới giao dịch
Giải đáp về mô hình nến Nhật đảo chiều dành cho người mới giao dịch

40 mô hình nến đảo chiều trader nên biết

Dưới đây là tổng hợp 40 mô hình nến đảo chiều từ cơ bản đến phức tạp. Trader có thể tìm hiểu và cân nhắc sử dụng các mô hình này trong Forex, tùy theo kinh nghiệm giao dịch của mình. 

STT Những mô hình nến Nhật đảo chiều tăng/giảm
1 Mô hình đảo chiều tăng Hammer
2 Mô hình nến Nhật Hanging Man
3 Mô hình giá đảo chiều tăng Bullish Engulfing
4 Mô hình nến Nhật đảo chiều giảm Bearish Engulfing
5 Mô hình nến Dark Cloud Cover
6 Mô hình Piercing Pattern
7 Mô hình đảo chiều On Neck
8 Mô hình nến In Neck
9 Mô hình nến Nhật Thrusting
10 Mô hình đảo chiều tăng The Morning Star
11 Mô hình đảo chiều giảm The Evening Star
12 Mô hình The Morning Doji Stars
13 Mô hình Abandoned Baby Top
14 Mô hình giá đảo chiều Abandoned Baby Bottom
15 Mô hình Evening Doji Stars
16 Mô hình The Shooting Star
17 Mô hình nến Nhật The Inverted Hammer
18 Mô hình giá The Harami
19 Mô hình The Harami Cross
20 Mô hình đảo chiều Tweezers Tops
21 Mô hình Tweezers Bottoms
22 Mô hình nến Bullish Belt Hold
23 Mô hình nến Nhật Bearish Belt Hold
24 Mô hình Upside Gap Two Crows
25 Mô hình nến đảo chiều Mat-Hold
26 Mô hình đảo chiều Three Black Crows
27 Mô hình Bullish Counterattack
28 Mô hình Bearish Counterattack
29 Mô hình giá đảo chiều Three Mountains
30 Mô hình nến Nhật Three Rivers
31 Mô hình nến Nhật Three Buddha Top
32 Mô hình giá đảo chiều Three Buddha Bottom
33 Mô hình nến Nhật Dumpling Tops
34 Mô hình đảo chiều Fry Pan Bottoms
35 Mô hình đảo chiều Tower Tops
36 Mô hình Tower Bottoms
37 Mô hình nến Nhật Doji
38 Mô hình nến Long Legged Doji
39 Mô hình nến Gravestone Doji
40 Mô hình nến tăng Dragonfly Doji

Nguyên tắc giao dịch 40 mô hình nến đảo chiều trong phân tích kỹ thuật

Để giao dịch hiệu quả và hạn chế rủi ro, nhà đầu tư cần lưu ý một số nguyên tắc nhất định trong phân tích kỹ thuật Forex.

Đặt lệnh sau khi mô hình nến Nhật đã hoàn thành

Nhà đầu tư chỉ nên vào lệnh sau khi cây nến tín hiệu cuối cùng của mô hình giá đảo chiều đã đóng cửa. Lúc này, bạn đã xác định rõ dạng biểu đồ nến Nhật, từ đó vạch ra chiến lược giao dịch đúng đắn, phù hợp. Nếu đặt lệnh quá sớm, trader rất dễ phán đoán sai xu hướng thị trường. Điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro không đáng có, khiến nguồn vốn đầu tư bị sụt giảm.

Xem thêm: Giao dịch với EA Forex: Giảm thời gian, tăng lợi nhuận

Trader nên đợi mô hình hoàn thành rồi mới đặt lệnh
Trader nên đợi mô hình hoàn thành rồi mới đặt lệnh

Luôn đặt lệnh Stop loss

Đây là nguyên tắc giao dịch cực kỳ quan trọng mà nhà đầu tư không nên bỏ qua. Đặt lệnh dừng lỗ trong giao dịch Forex có thể giúp trader tránh được các tình huống rủi ro. Đối với các dạng mô hình nến đảo chiều, nhà đầu tư nên dừng lỗ ở vị trí bên trên hoặc dưới cùng của biểu đồ giá. Điểm dừng lỗ nên đặt ở vị trí cách bóng nến từ 2 – 3 pips.

Xác định vị trí vào lệnh cắt lỗ trong biểu đồ nến Nhật đảo chiều
Xác định vị trí vào lệnh cắt lỗ trong biểu đồ nến Nhật đảo chiều

Chốt lời trong mô hình giá đảo chiều

Khi áp dụng chiến lược giao dịch đối với mô hình này, bạn cần lưu ý mức giá tối thiểu để chốt lời phải bằng kích thước của mô hình nến Nhật sau khi được hoàn thành. Quy tắc R : R (như 1:2, 1:3) được sử dụng để thực hiện bước chốt lời. Ngoài ra, trader cũng có thể sử dụng trailing stop để gia tăng mức lợi nhuận trong giao dịch.

Tìm hiểu nguyên tắc chốt lời đối với 40 mô hình nến đảo chiều
Tìm hiểu nguyên tắc chốt lời đối với 40 mô hình nến đảo chiều

Cách áp dụng chiến lược giao dịch với mô hình nến tăng và giảm

Dưới đây là cách sử dụng chiến lược giao dịch đối với một số mô hình giá đảo chiều tiêu biểu và phổ biến.  

Mô hình giá đảo chiều tăng – Bullish Engulfing

Mô hình nến đôi Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng) được hình thành trong xu hướng giảm và báo hiệu giá có sự đảo chiều từ giảm sang tăng, tương tự với mô hình vai đầu vai ngược. Điểm khác biệt rõ nhất là mô hình vai đầu vai ngược được tạo thành từ ba đỉnh, với đỉnh giữa (đỉnh đầu) cao hơn hai đỉnh còn lại (đỉnh vai).

Để sử dụng biểu đồ nến đảo chiều nhấn chìm tăng, bạn áp dụng theo cách sau:

  • Xác định xu hướng thị trường ở thời điểm hiện tại: Nhà đầu tư cần theo dõi và phân tích biến động trên biểu đồ giá, có thể kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác như kênh giá hay trendline.
  • Bên cạnh đó, trong quá trình giao dịch, trader cũng nên sử dụng các chỉ báo dao động RSI, PSAR để có tín hiệu chính xác.
  • Sau khi nắm được xu hướng giá cả, nhà đầu tư cần vào lệnh mua. Điểm vào lệnh được xác định tại mức giá mở cửa của cây nến tiếp theo sau cây nến tăng, hoặc bạn cũng có thể chờ tín hiệu xác nhận của cây nến xanh rồi mới đặt lệnh. Điểm dừng lỗ được đặt ở vị trí cách bóng nến khoảng 2 – 3 pips. Thao tác đặt lệnh chốt lời cần tuân theo tỷ lệ R : R (tỷ lệ tối thiểu là 1:2).
Hướng dẫn giao dịch theo xu hướng đối với mô hình Bullish Engulfing
Hướng dẫn giao dịch theo xu hướng đối với mô hình Bullish Engulfing

Mô hình nến Nhật giảm – Bearish Engulfing

Mô hình Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm) được hình thành trong xu hướng tăng, đối lập với Bullish Engulfing. Sau khi xác định xu hướng, tín hiệu đảo chiều của thị trường thông qua các chỉ báo (như MACD hay PSAR) và công cụ phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán.

  • Đặt lệnh giao dịch ngay khi cây nến nhấn chìm giảm đóng cửa. Trader sẽ thu được nhiều lợi nhuận nếu giá thị trường đi đúng xu hướng.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đợi cây nến đỏ xuất hiện và xác nhận lại tín hiệu giảm, rồi mới đặt lệnh bán. Cách này tương đối an toàn và có thể ngăn ngừa rủi ro. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ thời điểm đặt lệnh tốt nhất.
  • Khi tiến hành chốt lời và dừng lỗ, trader nên đặt lệnh Stop loss ở vị trí cách đỉnh gần nhất một vài pips, đồng thời tuân theo tỷ lệ R : R > 1:2 để chốt lời.

Xem thêm: Tối ưu hóa giao dịch khi đăng ký tài khoản IC Markets

Hướng dẫn vào lệnh bán đối với biểu đồ Bearish Engulfing
Hướng dẫn vào lệnh bán đối với biểu đồ Bearish Engulfing

Kết luận

Tùy vào kinh nghiệm và chiến lược giao dịch mà nhà đầu tư có thể cân nhắc kết hợp nhiều biểu đồ nến khác nhau. Trên đây là những thông tin về 40 mô hình nến đảo chiều mà chúng mình muốn chia sẻ đến bạn đọc. Để cập nhật thêm những tin tức, xu hướng mới nhất về thị trường ngoại hối, đừng quên đón đọc các bài viết của Forex Trading bạn nhé.

FAQs

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp khi trader áp dụng mô hình nến đảo chiều trong giao dịch Forex.

Có thể xác định thời gian đóng nến vào khung giờ nào?

Trader nên chọn các khung giờ như M1, M5, M15, M30, H1, W1 hay MN để xác nhận thời gian đóng nến, đồng thời cần tránh khung giờ H4 và D1.

Nên kết hợp mô hình giá đảo chiều tăng với những biểu đồ nến nào?

Một số mô hình nến Nhật mà trader có thể kết hợp cùng với biểu đồ giá đảo chiều bao gồm: Mô hình vai đầu vai (ngược và thuận), mô hình hai đỉnh, mô hình hai đáy,… Sử dụng nhiều biểu đồ nến sẽ cho ra tín hiệu giao dịch chính xác và hạn chế rủi ro.

Khi thị trường ở trạng thái sideway, trader có thể đặt lệnh mua và bán hay không?

Sideway là trạng thái giá cả thị trường đi ngang, không có quá nhiều biến động. Nhà đầu tư vẫn có thể tiến hành giao dịch trong trường hợp này, nhưng cần lưu ý những điều sau:

  • Nên đặt lệnh mua/bán khi nhận thấy giá cả có dấu hiệu đi ra khỏi vùng sideway.
  • Hãy chủ động nắm giữ tiền mặt.
  • Giữ mức biên độ an toàn lên đến 10% so với mức kháng cự, hỗ trợ để bảo vệ nguồn vốn đầu tư của mình.
Nhập mã đối tác
yjgj5uiu0m
để được hỗ trợ

Cùng thảo luận

Nhận Ebook-EA

Ebook

Hướng dẫn nhận tài liệu Ebook-EA: Tại đây