Các loại nến Nhật trong Forex đóng vai trò là công cụ phân tích kỹ thuật, dự báo về xu hướng về giá cả. Mỗi loại nến đều có những đặc điểm riêng. Tùy vào mục đích giao dịch mà nhà đầu tư có thể kết hợp nhiều loại biểu đồ nến khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp trader nắm được cấu tạo và chiến lược sử dụng các mô hình nến Nhật phổ biến. Hãy cùng Forex Trading tìm hiểu nhé.
Tìm hiểu về các loại nến Nhật trong thị trường Forex
Trước khi đi sâu vào đặc điểm của từng loại biểu đồ nến Nhật cơ bản, bạn cần hiểu được nến Nhật là gì và ý nghĩa của mô hình nến trong Forex.
Biểu đồ nến Nhật là gì và có ý nghĩa như thế nào?
Nến Nhật là loại biểu đồ biểu thị cho sự biến động về giá cả của một loại tài sản bất kỳ trên thị trường. Mô hình nến được sử dụng trong nhiều khung thời gian khác nhau, có thể là một tuần, một tháng hay một năm… Bằng cách quan sát và đánh giá biểu đồ nến, nhà đầu tư có thể nắm được mức giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất trong phiên giao dịch.
Cùng với nến Nhật, nến Heiken Ashi cũng là một công cụ được sử dụng phổ biến trong giao dịch. Tuy nhiên, Heiken Ashi thường đưa ra tín hiệu đảo chiều giá cả trễ hơn so với các loại mô hình nến Nhật đảo chiều.
Cấu tạo chung của các loại nến Nhật
Về cơ bản, cấu tạo của biểu đồ nến Nhật bao gồm 3 bộ phận:
- Thân nến: Thể hiện phạm vi dao động của giá thị trường trong một khoảng thời gian cố định, từ lúc mở cửa đến khi đóng cửa. Thân nến có màu đỏ hoặc xanh.
- Râu trên (bóng trên): Thể hiện mức giá cao nhất trong phiên giao dịch.
- Râu dưới (bóng dưới): Thể hiện mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch.
Xem thêm: Đọc biểu đồ nến: Tài liệu cơ bản & nâng cao cho trader
Phân tích đặc điểm của các loại nến Nhật dành cho người mới giao dịch
Các loại nến Nhật phổ biến trong phân tích kỹ thuật bao gồm nến Nhật cơ bản (tiêu chuẩn), nến do dự, nến cường lực, nến có bóng dài ở trên và ở dưới. Sau đây là đặc điểm của từng loại nến khác nhau.
Phân tích nến Nhật cơ bản – Standard
Mô hình này có phần thân dài, râu trên và râu dưới đều ngắn hơn thân nến. Khi quan sát màu sắc của phần thân nến tiêu chuẩn, nhà đầu tư có thể nhận biết được xu hướng thị trường ở thời điểm hiện tại. Nếu nến có màu xanh thì đây là nến tăng giá, có mức giá đóng cửa cao hơn mức giá mở cửa. Ngược lại, nến có màu đỏ là nến giảm giá, mức giá đóng cửa thấp hơn mức giá mở cửa ban đầu.
Mô hình nến Marubozu (cường lực)
Mô hình nến Marubozu còn có tên gọi khác là nến cường lực. Đặc điểm của loại nến này là không có râu nến. Phần thân tương đối dài biểu thị khoảng cách giữa giá mở cửa và giá đóng cửa là rất lớn. Nến cường lực xuất hiện là dấu hiệu cho thấy lực bán và lực mua trên thị trường rất mạnh. Điều này có thể dẫn đến xu hướng tiếp diễn hoặc đảo chiều về giá cả.
Nếu cây nến đỏ xuất hiện vào cuối xu hướng tăng tức là giá sắp thay đổi từ tăng sang giảm. Ngược lại, nếu cây nến xanh xuất hiện vào cuối xu hướng giảm thì đây là tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng. Trong trường hợp nến xanh hình thành trong xu hướng tăng thì giá cả sẽ tiếp tục tăng. Tương tự, nến đỏ hình thành trong xu hướng giảm báo hiệu giá cả tiếp diễn theo xu hướng giảm.
Mô hình nến Nhật trong Forex – Nến do dự
Trong số các loại nến Nhật, biểu đồ nến do dự có phần thân rất nhỏ, cho biết mức giá mở cửa và giá đóng cửa xấp xỉ bằng nhau. Trong khi đó, phần râu trên và râu dưới rất dài.
Mô hình nến do dự xuất hiện là tín hiệu cả bên bán và bên mua đều đang giằng co lẫn nhau, không có bên nào kiểm soát thị trường. Nhà đầu tư không nên chỉ căn cứ vào biểu đồ này để đặt lệnh giao dịch. Thay vào đó, bạn cần kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu xác nhận của cây nến tiếp theo.
Biểu đồ nến Nhật có râu dài ở phía trên
Đặc điểm của loại nến này là có phần thân nhỏ nằm ở phía dưới cùng của mô hình và râu trên rất dài. Nếu biểu đồ này hình thành trong xu hướng giảm thì được gọi là nến Hammer đảo ngược. Nếu hình thành trong xu hướng tăng thì gọi là nến sao băng (Shooting Star).
Mô hình nến có râu dài ở trên cho thấy bên mua đang nỗ lực đẩy giá lên cao nhưng không thành công. Bên bán dần lấy lại được ưu thế và đẩy giá xuống thấp. Đây là tín hiệu của xu hướng đảo chiều giá cả trong Forex. Khi cây nến nến đỏ xuất hiện trong xu hướng tăng tức là giá sẽ thay đổi từ tăng sang giảm. Trường hợp cây nến màu xanh xuất hiện trong xu hướng giảm tức là giá đảo chiều từ giảm sang tăng.
Các loại nến Nhật có râu dài ở phía dưới
Mô hình này có phần thân nhỏ nằm ở phía trên cùng của cây nến. Phần râu dưới dài gấp đôi hoặc gấp ba lần thân nến. Nếu hình thành trong xu hướng giảm, loại nến này được gọi là nến Hammer. Nếu hình thành trong xu hướng tăng thì được gọi là biểu đồ nến Hanging Man.
Nến có râu dài ở dưới cho thấy bên bán đang cố gắng đẩy giá xuống mức thấp nhất có thể, nhưng bên mua đã đẩy giá lên cao. Nếu cây nến màu đỏ hình thành vào cuối xu hướng tăng thì thị trường có xu hướng đảo chiều giảm giá. Trường hợp cây nến màu xanh hình thành trong xu hướng giảm tức là giá cả có xu hướng đảo chiều tăng.
Cách áp dụng chiến lược giao dịch với các loại nến Nhật phổ biến
Trong bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ về chiến lược giao dịch đối với nến Hammer và nến con xoay, hay còn gọi là nến Spinning Top. Đây là các loại nến Nhật phổ biến trong thị trường Forex..
Phân tích kỹ thuật và giao dịch với nến Hammer
Trader cần xác định xu hướng thị trường và nhận diện hình dạng cây nến, sau đó mới đặt lệnh để tránh rủi ro. Khi vào lệnh mua, bạn có thể áp dụng một trong những cách dưới đây:
- Chờ mức giá bằng một nửa chiều dài của cây nến và đặt lệnh mua. Nếu xu hướng giá diễn ra đúng như dự đoán, nhà đầu tư sẽ thu được mức lợi nhuận cao nhất.
- Vào lệnh mua tại giá mở cửa của nến xác nhận, ngay sau nến Hammer. Nếu giá cả không tăng quá nhiều thì bạn vẫn có thể chốt lời và tránh được rủi ro. Cách này tương đối an toàn, phù hợp với những người chưa có nhiều kinh nghiệm, ít vốn đầu tư.
- Đợi phiên giao dịch hình thành nến Hammer kết thúc và đặt lệnh. Cách này tuy không chốt lời nhiều bằng hai cách kể trên nhưng lại rất an toàn, chắc chắn.
Để chốt lời khi giao dịch với nến Hammer, bạn áp dụng tỷ lệ 1:1 và 1:2. Điểm Stop loss nên được đặt ở dưới phần râu nến từ 2 – 3 pips.
Xem thêm: Tối ưu hóa giao dịch khi đăng ký tài khoản IC Markets
Cách vận dụng mô hình nến Spinning Top
Để xác định điểm vào lệnh, trader có thể tham khảo theo cách sau đây:
- Nếu nến Spinning Top hình thành vào cuối xu hướng giảm tức là thị trường sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng. Trader nên cân nhắc đặt lệnh mua tại thời điểm này.
- Nếu nến Spinning Top xuất hiện ở đỉnh của xu hướng tăng thì đây là dấu hiệu giá sắp thay đổi từ tăng sang giảm. Trader cần thực hiện lệnh bán để kiếm thêm lợi nhuận.
Nếu chỉ căn cứ vào mô hình nến con xoay để xác định tín hiệu đảo chiều thì điều này tương đối mạo hiểm. Vì vậy, bạn nên kết hợp thêm các chỉ báo như MACD, RSI. Cách phân tích các chỉ báo này như sau:
- Nếu biểu đồ nến nằm trên đường MA 99, chỉ báo MACD phân kỳ tạo ra đáy sau cao hơn đáy trước và những cây nến xác nhận đều nằm trên MA thì thị trường sẽ tiếp diễn theo xu hướng tăng. Nếu Spinning Top nằm dưới MA 99, MACD phân kỳ tạo ra đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và những cây nến xác nhận đều nằm dưới MA thì giá cả tiếp tục giảm.
- Xu hướng đảo chiều tăng được xác nhận khi biểu đồ nến nằm trên hoặc dưới MA 99. Đồng thời, MACD phân kỳ đảo chiều xu hướng ở hai đáy, các cây nến xác nhận đều nằm trên MA. Khi MACD phân kỳ đảo chiều ở hai đỉnh và các cây nến xác nhận nằm ở dưới MA thì thị trường có xu hướng đảo chiều giảm.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về các loại nến Nhật phổ biến nhất. Trader có thể tham khảo và áp dụng các phương pháp giao dịch nêu trên vào thị trường Forex. Để cập nhật thêm những bài viết mới nhất về xu hướng đầu tư và giao dịch ngoại hối, đừng quên truy cập vào Forex Trading các bạn nhé!
FAQs
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi trader áp dụng biểu đồ nến Nhật.
Nên giao dịch với nến búa Hammer trong khung thời gian nào?
Mô hình nến Hammer thường được dùng để giao dịch trong ngày. Trader nên lựa chọn các khung thời gian D1 hoặc H4 để đạt được hiệu quả cao nhất.
Giao dịch với nến Marubozu như thế nào khi thị trường sideway?
Trong trường hợp này, bạn nên đợi biểu đồ giá phá vỡ sideway. Hãy xác định vùng sideway bằng đường kháng cự và hỗ trợ. Sau đó, quan sát biến động của nến Marubozu sau khi breakout. Tùy vào trường hợp nến tăng hay giảm mà trader đặt lệnh đón đầu xu hướng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên sử dụng thêm các chỉ báo kỹ thuật. Như vậy, bạn sẽ tránh được một số rủi ro tiềm ẩn khi giao dịch.
Hạn chế của nến Hanging Man là gì?
Sử dụng nến Hanging Man có thể khiến trader chậm trễ trong quá trình đặt lệnh. Ngoài ra, mô hình này cũng không cung cấp lợi nhuận mục tiêu. Vì vậy, trader sẽ gặp khó khăn trong việc xác định mức sinh lời và thời điểm thoát lệnh. Nếu giá cả đi ngang (sideway) thì bạn không thể sử dụng nến Hanging Man.