Cách tính EBITDA là một trong những chủ đề được các trader quan tâm. Bên cạnh giúp định giá doanh nghiệp, EBITDA có vai trò gì trong một chiến lược giao dịch hay không? Nếu không dùng EBITDA, các công cụ nào sẽ hỗ trợ cho việc phân tích kỹ thuật. Hãy cùng Forex Trading tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
EBITDA là gì? Cách tính EBITDA
EBITDA có khả năng định giá và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Công cụ này sẽ giúp trader trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư.
Tổng quan về EBITDA
EBITDA là cách gọi tắt của Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization. Chỉ số này phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp trước thuế, lãi vay và đầu tư vào tài sản cố định.
Không chỉ doanh nghiệp hay trader quan tâm, EBITDA cũng được các quỹ hedge fund chú ý. Hedge fund là gì? Hedge fund được dịch là quỹ phòng hộ. Nó cũng có tên gọi khác là quỹ đối xung hay quỹ bảo hiểm rủi ro. Hedge fund được thiết kế để bảo vệ danh mục đầu tư khỏi biến động thị trường và gia tăng lợi nhuận chủ động cho NĐT.
Các quỹ này sẽ kết hợp EBITDA với các chỉ số tài chính khác để đánh giá công ty họ muốn đầu tư. Thông qua cách tính EBITDA, họ sẽ nắm được tình hình sức khoẻ tài chính của công ty đó. Từ đó các quyết định đầu tư sẽ được đưa ra một cách hợp lý.

Xem thêm: Tìm hiểu lý thuyết Dow cho người mới bắt đầu giao dịch
Hướng dẫn cách tính EBITDA
Có 3 cách tính EBITDA:
- Cách 1: EBITDA là Tổng của Lợi nhuận sau thuế, Thuế, Lãi vay và Khấu hao.
- Cách 2: EBITDA là Tổng của Lợi nhuận trước thuế, Lãi vay và Khấu hao.
- Cách 3: EBITDA là Tổng của EBIT và Khấu hao.
Ví dụ về cách tính EBITDA:
Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH ABC như sau:
- Doanh thu: 200 triệu đồng
- Lợi nhuận trước thuế: 60 triệu đồng
- Lãi vay: 35 triệu đồng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: 29 triệu đồng
- Chi phí khấu hao: 25 triệu đồng
- Lợi nhuận sau thuế: 31 triệu đồng
Vậy cách tính EBITDA ra sao và EBITDA của công ty ABC là bao nhiêu?
- Cách 1: EBITDA = Lợi nhuận sau thuế (31) + Thuế (29) + Lãi vay (35) + Khấu hao (25) = 120 triệu đồng.
- Cách 2: EBITDA = Lợi nhuận trước thuế (60) + Lãi Vay (35) + Khấu hao (25) =. 120 triệu đồng.
- Cách 3: EBITDA = EBIT (Lợi nhuận sau thuế (31) + Thuế (29) + Lãi vay (35)) + Khấu hao (25) =100 triệu đồng

Cách tính EBITDA có quan trọng trong phân tích kỹ thuật không?
Sau khi nắm cách tính EBITDA, hãy tìm hiểu xem chỉ số này có cần thiết với chiến lược forex không.
Ý nghĩa của cách tính EBITDA trong đầu tư
Chỉ số EBITDA mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư khi đang thực hiện một chiến lược giao dịch bất kỳ:
- Nhờ phân tích EBITDA, trader có thể nhận định chính xác về mức độ sinh lời và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Từ đó họ sẽ đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
- Bằng cách loại bỏ thuế, chi phí lãi vay và khấu hao, trader tính toán được chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó họ có được cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của công ty.
- EBITDA còn giúp đánh giá tốc độ phát triển và dự đoán tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Trader nhờ đó đưa ra lựa chọn đầu tư sáng suốt.
- Thông qua EBITDA, trader cũng có thể dễ dàng so sánh lợi nhuận của các doanh nghiệp. Nhờ đó họ xác định được mình muốn đầu tư vào doanh nghiệp nào.
Giải đáp: Cách tính EBITDA có quan trọng trong phân tích kỹ thuật không?
EBITDA cho thấy sức khoẻ tài chính của một công ty. Sức khoẻ tài chính là yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty đó. Trong một số trường hợp, trader có thể áp dụng cách tính EBITDA với các chỉ số tài chính khác để đánh giá tiềm năng của một cổ phiếu hoặc thị trường.
Tuy nhiên trong phân tích kỹ thuật và giao dịch forex, EBITDA không ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư. Thay vào đó, trader sẽ sử dụng các chỉ báo kỹ thuật hoặc phân tích biểu đồ giá. Các chỉ báo kỹ thuật thường gặp nhất gồm đường MA, chỉ báo MACD hoặc RSI. Trong phần tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu thêm về các chỉ báo này.
4 chỉ báo kỹ thuật tốt nhất cho chiến lược giao dịch đơn giản
Các chỉ báo kỹ thuật sẽ rất có ích cho chiến lược giao dịch của bạn. Bạn nên trang bị kiến thức về ít nhất 4 chỉ báo đơn giản và học cách kết hợp chúng. Bằng cách này, bạn sẽ tăng khả năng xác định chính xác điểm vào và ra lệnh trên thị trường.
Chiến lược giao dịch dựa trên Đường MA
Đường trung bình động là một trong những công cụ dễ sử dụng nhất. Đường MA phù hợp với mọi nhà đầu tư, bất kể trình độ kinh nghiệm. Công cụ này giúp trader dễ dàng phát hiện các cơ hội giao dịch tiềm năng theo xu hướng thị trường. Khi thị trường có xu hướng đi lên, trader có thể tận dụng đường MA hoặc nhiều đường MA để nhận biết xu hướng và đưa ra quyết định mua bán hiệu quả.
Chỉ báo này còn được sử dụng để tính toán giá trung bình của một cặp tiền tệ trong khoảng thời gian cụ thể. Từ đó trader sẽ nhận biết được xu hướng chung của thị trường.

Chiến lược giao dịch dựa trên RSI Indicator
MFI là gì? RSI là gì? Bạn cần nắm rõ để không nhầm lẫn 2 chỉ báo này. Money Flow Index được sử dụng chỉ trong chứng khoán. MFI cho thấy mức độ mạnh yếu của dòng tiền của một cổ phiếu trong một giai đoạn nhất định.
RSI được sử dụng cả trong thị trường chứng khoán lẫn forex. RSI giúp nhà đầu tư xác định mức độ quá mua hoặc quá bán của đồng tiền. Khả năng xảy ra xu hướng đảo chiều qua đó sẽ nằm trong dự đoán. Trader theo trường phái “mua thấp, bán cao” sẽ rất thích hợp sử dụng RSI.
RSI hiệu quả trong thị trường xu hướng lẫn thị trường giao dịch trong phạm vi. Nó giúp nhà đầu tư xác định điểm mua và bán tiềm năng. Khi thị trường không có xu hướng rõ ràng, bạn có thể thực hiện lệnh mua/ bán giống hình bên dưới. Với xu hướng thị trường rõ ràng, trader có thể vào lệnh theo xu hướng khi chỉ báo báo hiệu từ vùng quá mua/quá bán.

Do bản chất là chỉ báo động lượng, RSI có giá trị dao động từ 0 đến 100. Mức RSI 100 biểu thị thị trường đang ở trạng thái quá mua, tiềm ẩn khả năng điều chỉnh giảm. Trong khi đó, RSI 0 cho thấy thị trường đang ở vùng quá bán, có thể dẫn đến xu hướng hồi phục. Khi thị trường có xu hướng tăng, nhà đầu tư cần chú ý đến sự đảo chiều RSI từ vùng quá bán (dưới 30) để vào lệnh theo xu hướng.
Chiến lược giao dịch dựa trên Chỉ báo Stochastic
Stochastic là một chỉ báo momentum giúp trader nhận diện tình trạng mua quá mức hoặc bán quá mức. Chỉ báo Stochastic cũng có khả năng dự báo xu hướng đảo chiều. Chỉ báo này sử dụng hai đường %K và %D để cung cấp tín hiệu giao dịch. Vì các chỉ báo động lượng có chung thang đo quá mua/quá bán, việc xác định tín hiệu mua tiềm năng trở nên đơn giản. Bạn chỉ cần quan sát đường %K cắt đường %D và vượt qua ngưỡng 20.

Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản sàn IC Markets chi tiết
Chiến lược giao dịch dựa trên Chỉ báo MACD
MACD có khả năng hiển thị trực quan sự thay đổi động lượng thông qua đường trung bình động. Chỉ báo này mang đến hiệu quả hoạt động cao trong mọi bối cảnh thị trường. Việc xác định bối cảnh thị trường (giao dịch trong phạm vi hay theo xu hướng) là điều tiên quyết để sử dụng hiệu quả chỉ báo MACD.
Để xác định xu hướng tăng hay giảm của các cặp tiền tệ, bạn cần quan sát vị trí của các đường so với đường 0 (zero line). Sau đó bạn sẽ căn cứ vào điểm cắt của đường MACD (đỏ) và đường tín hiệu (xanh). Điều này sẽ giúp xác định xu hướng thị trường và hỗ trợ bạn quyết định lệnh mua / bán phù hợp.

Chỉ báo MACD sẽ phát huy tối đa hiệu quả khi thị trường có xu hướng hoặc giao dịch trong phạm vi. Sau khi xác định được xu hướng, việc tiếp theo là xác định các điểm giao cắt thuộc xu hướng. Trader có thể đặt lệnh cắt lỗ ở mức cao hơn vùng đỉnh trước khi tín hiệu giao cắt xuất hiện và đặt điểm chốt lợi nhuận đảm bảo lợi nhuận gấp đôi mức rủi ro.

Tổng kết
Bài viết đã hướng dẫn cách tính EBITDA và lý giải về tầm quan trọng của EBITDA trong chiến lược giao dịch. Mặc dù không được dùng để phân tích kỹ thuật, EBITDA là công cụ tốt nhất để đánh giá sức khoẻ tài chính của một công ty. Thay vì sử dụng EBITDA, bạn có thể dùng đường MA, chỉ báo RSI, Stochastic hay MACD trong đầu tư forex. Đừng quên theo dõi Forex Trading để cập nhật những kiến thức hay nhất về đầu tư tiền ngoại hối nhé.
FAQs
Khi nào nên sử dụng EBITDA?
EBITDA được sử dụng để so sánh hiệu suất tài chính giữa các công ty cùng lĩnh vực. EBITDA cũng có thể đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nó còn hỗ trợ trader trong việc định giá doanh nghiệp.
Vì sao không nên sử dụng độc lập các chỉ báo kỹ thuật?
Các chỉ báo kỹ thuật không có tính hoàn hảo. Điều này có nghĩa bạn không thể đánh giá chính xác tình hình nếu chỉ dựa vào 1 công cụ. Mỗi công cụ có cả ưu và nhược điểm. Lời khuyên chính là hãy tìm hiểu về từng loại và kết hợp lại để tăng hiệu quả đầu tư.
Chỉ báo kỹ thuật nào tốt nhất trong giao dịch forex?
Phụ thuộc vào phong cách và chiến lược giao dịch, phản ứng thị trường để lựa chọn chỉ báo phù hợp. Mỗi chỉ báo có công dụng riêng. Hãy tìm hiểu kỹ cách sử dụng để lựa chọn công cụ thích hợp.