Nhập mã đối tác
yjgj5uiu0m
để được hỗ trợ

Tối ưu hóa giao dịch với Chỉ báo Bollinger Bands

Chỉ báo Bollinger Bands là một công cụ phân tích kỹ thuật đáng tin cậy, giúp nhà đầu tư xác định điểm mua/bán và quản lý vị thế một cách hiệu quả. Công cụ này dựa trên biến động giá để cung cấp cái nhìn toàn diện về tình hình thị trường. Để hiểu rõ hơn về Bollinger Bands và cách áp dụng chúng trong giao dịch thị trường forex, hãy cùng Forex Trading theo dõi bài viết sau đây.

Khái quát chung về chỉ báo Bollinger Bands

Trong lĩnh vực đầu tư forex, Bollinger Bands (BB) được coi là một chỉ báo phổ biến và không thể thiếu trong phương pháp phân tích kỹ thuật được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng.

Chỉ báo Bollinger Bands là gì? 

Bollinger Bands là một công cụ kết hợp giữa xu hướng và biến động giá. Nhằm tạo ra một chỉ báo đáng tin cậy, giúp nhà đầu tư hiểu được vùng giá cao và thấp. Cụ thể, khi giá nằm trong dải Bollinger Bands trên, được coi là cao. Ngược lại khi nằm trong dải dưới, được coi là thấp. Điều này giúp nhà đầu tư dễ dàng dự đoán xu hướng giá và xác định điểm giao dịch phù hợp.

Chỉ báo Bollinger Bands được phát minh bởi John Bollinger vào đầu những năm 1980. Cuốn sách “Bollinger on Bollinger Bands” do ông viết là một tài liệu quý giá. Nó hướng dẫn cách sử dụng Bollinger Bands. Điều này nhằm giúp nhà đầu tư hiểu sâu hơn về công cụ này.

Bollinger Bands là công cụ đơn giản nhưng hiệu quả, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa thực sự hiểu rõ cách sử dụng Bollinger Bands và thường áp dụng nó một cách cơ hội.

Các thông số Bollinger Bands và cách tính 

Thông số của chỉ báo Bollinger Bands bao gồm ba thành phần chính:

  • Dải trên (Upper Band): Được tính bằng cách cộng giá trung bình động (SMA) 20 ngày với hai lần độ lệch chuẩn.
  • Dải giữa (Middle Band): Là đường trung bình động SMA 20 ngày.
  • Dải dưới (Lower Band): Được tính bằng cách trừ hai lần độ lệch chuẩn từ giá trung bình động SMA 20 ngày.

Độ lệch chuẩn, một đại lượng thống kê, đo lường mức độ phân tán của tập dữ liệu bằng cách đo sự chênh lệch giữa các giá trị và giá trị trung bình.

Công thức tính chỉ số Bollinger Bands:

  • Dải trên = SMA 20 + 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày
  • Dải giữa = Giá trị trung bình của giá đóng cửa (SMA 20)
  • Dải dưới = SMA20 – 2 x Độ lệch chuẩn 20 trong ngày
Khái quát chung về chỉ báo Bollinger Bands
Khái quát chung về chỉ báo Bollinger Bands

Xem thêm: Giao dịch với EA Forex: Giảm thời gian, tăng lợi nhuận

Ứng dụng chỉ báo Bollinger Bands trong giao dịch

Trong giao dịch forex, chỉ báo Bollinger Bands được ứng dụng trong phân tích kỹ thuật như sau:

Sử dụng Bollinger Bands để đánh giá biến động giá và mức độ ổn định của thị trường

Bollinger Bands là công cụ để xác định biến động giá và mức độ không ổn định của thị trường. Khi dải Bollinger mở rộng, nó cho thấy độ lệch chuẩn tăng lên. Nó biểu thị sự gia tăng biến động giá và mức độ bất ổn của thị trường. 

Ngược lại, khi dải Bollinger Bands thu hẹp, cho thấy độ lệch chuẩn giảm. Điều này biểu thị sự giảm biến động giá và thị trường trở nên ổn định hơn.

Đánh giá xu hướng và định hướng thị trường bằng Bollinger Bands

Bollinger Bands cũng có thể được sử dụng để đánh giá xu hướng và định hướng của thị trường. Khi giá di chuyển trong một dải hẹp giữa hai đường Bollinger Bands, điều này chỉ ra rằng xu hướng giá đang ổn định hoặc thị trường đang trong giai đoạn tích lũy. 

Ngược lại, khi giá vượt qua khỏi đường trên hoặc đường dưới. Điều này có thể biểu thị sự bùng nổ giá hoặc đảo chiều xu hướng của thị trường.

Dấu hiệu giao dịch dựa trên dải Bollinger Bands

Bollinger Bands cung cấp khá nhiều dấu hiệu giao dịch rất hữu ích. Một dấu hiệu quan trọng đó chính là “Squeeze” (nén dải Bollinger). Khi dải Bollinger thu hẹp đáng kể, biểu thị thị trường đang trong giai đoạn tích lũy và dấu hiệu của một biến động sắp xảy ra. Dấu hiệu này thường đi kèm với một sự bùng nổ giá mạnh sau đó. 

Một dấu hiệu mua xuất hiện khi giá chạm đáy của đường dưới. Một dấu hiệu bán xuất hiện khi giá chạm đỉnh của đường trên. Để tăng độ chính xác và hiệu quả của quyết định giao dịch, người giao dịch cần kết hợp dải Bollinger Bands này với các công cụ và chỉ báo kỹ thuật khác.

Dấu hiệu giao dịch dựa trên dải Bollinger Bands
Dấu hiệu giao dịch dựa trên dải Bollinger Bands

Cách sử dụng hiệu quả đường Bollinger Bands là gì

Trong lĩnh vực forex, việc xây dựng chiến lược giao dịch là vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với các nhà đầu tư các chiến lược để tận dụng hiệu quả Bollinger Bands trong phân tích kỹ thuật.

Chiến lược giao dịch hiệu quả với Bollinger Bands Squeeze

Đặc điểm đặc trưng của Bollinger Bands là hai dải trên và dưới gần như bao phủ toàn bộ biểu đồ giá. Nhằm tạo điều kiện cho phương pháp giao dịch “Nút thắt cổ chai” hoặc Bollinger Band Squeeze. Đây là một phương pháp kinh điển khi sử dụng chỉ báo này.

Thị trường luôn biến động qua các biến động mạnh mẽ hoặc nhẹ. Khi nó dao động trong một biên độ nhỏ trong một khoảng thời gian kéo dài. Điều này là dấu hiệu cho sự biến động mạnh mẽ sắp diễn ra. Khi xuất hiện một khu vực “nút thắt cổ chai”, điều này xác nhận cho nhà đầu tư biết rằng thị trường đang chuẩn bị cho một sự bùng nổ. Đây là thời điểm lý tưởng để giao dịch.

Khi dấu hiệu này xuất hiện, chiến lược là chờ đợi một dấu hiệu phá vỡ ra khỏi khu vực tích lũy hẹp do giá di chuyển trong thời gian biến động tại khu vực “nút thắt cổ chai”.

  • Nếu giá phá vỡ ra khỏi khu vực tích lũy theo hướng tăng, nhà đầu tư thực hiện lệnh mua.
  • Nếu giá phá vỡ ra khỏi khu vực tích lũy theo hướng giảm, nhà đầu tư thực hiện lệnh bán.
Chiến lược giao dịch với chỉ báo Bollinger Bands Squeeze
Chiến lược giao dịch với chỉ báo Bollinger Bands Squeeze

Chiến lược mua thấp bán cao

Nhằm cung cấp định nghĩa tương đối về giá cao và giá thấp cho các nhà giao dịch, chiến lược “Mua thấp bán cao với Bollinger Band” được hình thành thông qua việc sử dụng đường Bollinger Band. Chiến lược này dựa trên việc coi dải trên và dải dưới của Bollinger Band. Giống như các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Do đó, nhà đầu tư thực hiện lệnh bán khi giá chạm vào dải trên. Thực hiện lệnh mua khi giá chạm vào dải dưới của đường Bollinger Band.

Dù đơn giản về lý thuyết, chiến lược này mang lại hiệu quả tương đối cao trong thị trường sideway. Tuy nhiên, khi thị trường biến động mạnh theo hướng tăng hoặc giảm, chiến lược này có thể gặp phải rủi ro.

Vì vậy, lời khuyên dành cho nhà đầu tư mới là chỉ sử dụng chiến lược này để hiểu rõ hơn về Bollinger Band và cách sử dụng cơ bản của chỉ báo này. Để áp dụng trong giao dịch, nhà đầu tư cần có kỹ năng lọc tín hiệu. Phản ứng đối với những biến động thị trường một cách thông minh.

Kết hợp Bollinger Bands với một số mô hình đảo chiều

Nhà đầu tư có thể tăng hiệu quả bằng cách kết hợp Bollinger Bands với một số các mô hình đảo chiều. Phương pháp này dựa trên giả định rằng giá thường có xu hướng quay trở lại đường trung bình động SMA 20 (dải giữa) sau mỗi biến động.

Cách thực hiện bao gồm:

  • Xem xét các vùng hỗ trợ-kháng cự trên biểu đồ.
  • Đánh giá hình thái của Bollinger Bands tại các vùng này.
  • Tìm kiếm thêm một số mô hình đảo chiều. Ví dụ như Bullish Engulfing, Hammer, Bearish Engulfing,…

Dựa trên những thông tin trên, nhà đầu tư có thể xác định điểm vào lệnh phù hợp.

Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản sàn Exness trên điện thoại

Chiến lược giao dịch theo trendline xu hướng

Sau khi xác định các vùng thực hiện breakout theo phương pháp Nút thắt cổ chai. Nhằm để dự đoán xu hướng giá, nhà đầu tư cần kết hợp với một chiến lược khác.

Như đã đề cập trước đó, đường trung bình động SMA 20 là dải giữa của Bollinger Bands. Nó thể hiện giá đóng cửa trung bình của tài sản trong 20 phiên gần nhất. Do đó, khi thị trường có xu hướng mạnh, nếu giá vượt ra khỏi dải Bollinger Bands và sau đó quay trở lại gần dải giữa. Điều đó có khả năng giá sẽ tiếp tục theo xu hướng.

Dải giữa đóng vai trò như một cản động (hỗ trợ và kháng cự) đối với giá thị trường. Khi thị trường có dấu hiệu pullback đến gần SMA 20. Nhà đầu tư có cơ hội để đặt lệnh giao dịch tại điểm này.

Chiến lược giao dịch theo trendline xu hướng
Chiến lược giao dịch theo trendline xu hướng

Áp dụng chỉ báo Bollinger Bands chuyên sâu

Có hai chiến lược phổ biến sử dụng Bollinger Band mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường ưa chuộng.

Chiến lược 1: Phá vỡ Bollinger Band

  • Đây là một chiến lược đơn giản tương đối dành cho thị trường dài hạn. Khi giá đóng cửa của cây nến vượt ra khỏi dải Bollinger, chúng ta gọi đó là một phá vỡ.
  • Để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư thường kết hợp với các mức hỗ trợ và kháng cự cùng các chỉ báo kỹ thuật khác.
  • Khi giá phá vỡ kháng cự, đó là tín hiệu mua.
  • Khi giá phá vỡ hỗ trợ, đó là tín hiệu bán.

Chiến lược 2: Giao dịch theo biến động

  • Mua khi giá dao động nhỏ với kỳ vọng tăng: Khi giá dao động nhỏ và Bollinger Band co lại, đây là dấu hiệu của sự nghỉ ngơi trước khi biến động mạnh trở lại. Giao dịch mua trong thời điểm này được coi là mua theo biến động.
  • Bán khi giá dao động lớn với kỳ vọng giảm: Khi giá quá cao hoặc thấp, khoảng cách giữa dải trên và dải dưới mở rộng. Điều này thường đi kèm với sự cần thiết của thị trường để điều chỉnh và giảm biến động. Đây là thời điểm lý tưởng để giao dịch bán.

Ngoài ra, trader cần tìm hiểu thêm về chương trình Backtesting là gì để có thể tối ưu hóa giao dịch của mình.

Kết luận 

Qua bài viết trên, Forex Trading đã giới thiệu một số kiến thức căn bản về chỉ báo Bollinger Bands. Đồng thời cũng đã hướng dẫn cách sử dụng trong thị trường forex một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cần nhớ rằng Bollinger Bands chỉ là một công cụ được tạo ra bởi con người và có những hạn chế riêng. Để áp dụng đúng và hiệu quả hơn trong hoạt động đầu tư dài hạn, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và hiểu sâu hơn về nó.

Câu hỏi thường gặp

Chức năng chính của Bollinger Bands là gì?

Bollinger Bands thường được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Hay đo lường biến động thị trường, và đánh giá xem giá cổ phiếu có ở gần đỉnh hay đáy của một chu kỳ giá không.

Làm thế nào để đọc Bollinger Bands?

Khi giá cổ phiếu chạm vào dải trên của Bollinger Band, có thể xem xét bán ra. Bởi vì giá có thể quá cao. Ngược lại, khi giá chạm vào dải dưới, có thể xem xét mua vào vì giá có thể quá thấp.

Bollinger Bands có nhược điểm gì?

Mặc dù chỉ báo của Bollinger Band là một công cụ phổ biến và hữu ích. Tuy nhiên nó cũng có một số các nhược điểm cần xem xét. Ví dụ, trong thị trường có thể không ổn định, giá có thể di chuyển ra khỏi dải Bollinger Bands mà không có nghĩa là xu hướng mới đã được xác định.

Nhập mã đối tác
yjgj5uiu0m
để được hỗ trợ

Cùng thảo luận

Nhận Ebook-EA

Ebook

Hướng dẫn nhận tài liệu Ebook-EA: Tại đây