Nhập mã đối tác
yjgj5uiu0m
để được hỗ trợ

Chỉ báo Momentum là gì? Các cách giao dịch hiệu quả

Chỉ báo Momentum là gì mà hiện đang được nhiều nhà giao dịch ưa chuộng? Bởi vì nó phản ánh xu hướng và đánh giá tốc độ thay đổi của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy chính xác Momentum là gì? Hãy cùng Forex Trading theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về chỉ số này nhé!

Khái niệm về chỉ báo Momentum là gì?

Chỉ báo Momentum là một công cụ phổ biến trong phân tích kỹ thuật Forex, dùng để đo lường tốc độ thay đổi của giá. Nó thể hiện mức độ tăng hoặc giảm giá thông qua tỷ lệ biến động giá. Chỉ báo này còn so sánh diễn biến giá trong quá khứ với hiện tại. Điều này nhằm đo lường tốc độ thay đổi giá trong một khoảng thời gian cụ thể. Từ đó giúp nhà đầu tư xác định sức mạnh của xu hướng hiện tại.

Tim hiểu về đường Momentum
Tìm hiểu về đường Momentum

Chỉ báo này giúp nhận biết sự biến động trong tâm lý thị trường. Khi chỉ báo đạt đến các vùng cực đoan như vượt quá mua hoặc vượt quá bán, nó có thể cung cấp tín hiệu cảnh báo khả năng đảo chiều của thị trường. Ngoài ra, Momentum còn hữu ích để phát hiện các biểu hiện của phân kỳ.

Đặc điểm của chỉ báo Momentum

Chỉ báo Momentum bao gồm một đường dao động màu xanh và một đường tham chiếu có giá trị 0. Dựa trên giá trị của Momentum và khoảng cách đến đường tham chiếu, chúng ta có thể đánh giá sức mạnh của xu hướng.

  • Đường tham chiếu có giá trị 0 là khu vực mà giá cổ phiếu hoặc chỉ số không có xu hướng rõ ràng hoặc có khả năng đi ngang (sideway).
  • Đường Momentum luôn dao động xung quanh đường tham chiếu. Nếu đường này càng xa đường tham chiếu, giá biến động càng mạnh.
  • Khoảng cách giữa đường Momentum và đường tham chiếu cho biết giá đang di chuyển nhanh hay chậm. Khoảng cách càng xa, thị trường di chuyển càng nhanh. Ngược lại, khoảng cách nhỏ cho thấy thị trường di chuyển chậm.

Xem thêm: Mọi điều bạn nên biết về momentum Forex!

Công thức tính Momentum

Chỉ báo Momentum tương đối dễ tính toán, dựa trên mức giá đóng cửa của các phiên giao dịch.

Công thức tính Momentum có thể thấy như sau:

Cách 1: Đường Momentum = Price Close (i) – Price Close (i-n)

Cách 2: Momentum = (Close i / Close (i-n)) * 100

Trong đó:

  • Price Close i là giá đóng cửa của các phiên giao dịch thứ i.
  • Price Close (i-n) là giá được cho là đóng cửa của phiên giao dịch thứ i-n. Trong đó n là số phiên giao dịch trước đó.

Ý nghĩa của chỉ báo Momentum

Để có thể sử dụng hiệu quả chỉ báo Momentum, nhà đầu tư cần hiểu rõ về thông tin và ý nghĩa mà nó mang lại trong quá trình đầu tư.

Nó có thể đánh giá sức mạnh của xu hướng

Chỉ báo Momentum là công cụ quan trọng để đánh giá sức mạnh xu hướng. Bằng cách xem vị trí của đường Momentum so với đường tham chiếu, nhà đầu tư có thể xác định mức độ mạnh yếu của xu hướng hiện tại. Nhờ đó có thể dự đoán khả năng thị trường đi ngang.

Momentum có thể đánh giá xu hương
Momentum có thể đánh giá xu hướng

Khi đường Momentum vượt qua đường tham chiếu 0, điều này cho thấy giá hiện tại cao hơn so với phiên trước, báo hiệu xu hướng tăng. Nếu khoảng cách giữa đường Momentum. Và nếu đường tham chiếu lớn, động lực tăng giá càng mạnh. Ngược lại, khi đường Momentum gần đường tham chiếu, động lực tăng giá sẽ yếu.

Khi đường Momentum dưới đường tham chiếu 0, giá có xu hướng giảm. Nếu đường Momentum nằm sâu và cách xa đường tham chiếu, xu hướng giảm giá thường rất mạnh. Điều này cho thấy thị trường đang trong giai đoạn giảm mạnh và khoảng cách lớn là dấu hiệu của sức mạnh xu hướng giảm.

Tín hiệu phân kỳ với đường giá

Trong phân tích kỹ thuật, phân kỳ được xem là một tín hiệu đáng tin cậy về khả năng đảo chiều xu hướng. Có hai loại phân kỳ chính:

  • Phân kỳ dương: Xảy ra khi biểu đồ giá tạo các đáy thấp hơn liên tiếp, thể hiện một xu hướng giảm. Tuy nhiên chỉ báo động lượng lại cho thấy mức độ tăng. Ví dụ: Giá tài sản ABC đang giảm, nhưng đáy của chỉ báo Momentum lại tăng. Điều này cho thấy khi có dấu hiệu giá giảm, động lực bán chậm lại. Báo hiệu khả năng đảo chiều và nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế mua mới.
  • Phân kỳ âm: Xảy ra khi biểu đồ giá tạo các đỉnh cao hơn liên tiếp, thể hiện một xu hướng tăng. Tuy nhiên chỉ báo động lượng lại cho thấy xu hướng giảm. Ví dụ: Giá tài sản ABC đang tăng, nhưng đỉnh của chỉ báo Momentum lại giảm. Điều này cho thấy khi có dấu hiệu giá tăng, động lực mua chậm lại. Báo hiệu khả năng đảo chiều và nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế bán.

Các cách sử dụng Momentum trong Forex

Để diễn giải chỉ báo Momentum, trader cần chú ý đến trục 100.

  • Khi Momentum di chuyển lên trên trục 100, điều này cho thấy xu hướng giá đang tăng.
  • Khi Momentum di chuyển xuống dưới trục 100, điều này cho thấy xu hướng giá đang giảm.

Ngoài ra, chỉ báo Momentum còn giúp trader xác định sức mạnh của xu hướng. Chỉ báo càng cách xa trục 100, xu hướng giá tăng hoặc giảm càng mạnh. Ngược lại, nếu chỉ báo gần trục 100, sức mạnh của xu hướng sẽ yếu hơn.

Cách sử dụng Momentum trong Forex
Cách sử dụng Momentum trong Forex

Ngoài ra cũng nên biết về cách xác định hỗ trợ kháng cự để có thể hiểu hơn về thị trường. Có thể sử dụng các mức giá tròn, chẳng hạn như 10.000 đồng/cổ phiếu hoặc 20.000 đồng/cổ phiếu. Là các điểm kháng cự và hỗ trợ trong Forex, vì những mức giá này thường được coi là các điểm tâm lý quan trọng. Các nhà đầu tư thường cảm thấy giá trị cổ phiếu là hợp lý ở những mức giá tròn như vậy.

Ngoài ra, ta cũng có thể sử dụng dãy số Fibonacci để xác định các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Các vùng điểm số theo tỷ lệ của dãy Fibonacci có thể được coi là ngưỡng hỗ trợ khi giá vượt qua chúng và trở thành kháng cự khi giá nằm dưới chúng.

Cách giao dịch với chỉ báo Momentum

Khi sử dụng các bộ dao động động lượng, nên kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác như Phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD), Dải Bollinger (BB), Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), và RSI ngẫu nhiên (StochRSI). Tất cả các chỉ báo này đều giúp xác định tốc độ hoặc mức độ thay đổi giá của Forex.

Giao dịch khi Momentum cắt đường 100

Giá trên thị trường giao dịch hiện tại luôn biến động không ngừng. Phần lớn thời gian giao dịch, chỉ số Momentum nằm trên hoặc dưới đường 100.

  • Khi đường chỉ báo Momentum đi lên và vượt qua đường 100. Đó là dấu hiệu cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế và xu hướng thị trường có khả năng tiếp tục tăng. Đây là tín hiệu tốt để các nhà giao dịch đặt lệnh Buy.
  • Ngược lại, khi đường Momentum đi xuống và cắt qua đường 100. Điều này cho thấy bên bán đang chiếm lợi thế và giá có khả năng tiếp tục giảm. Trong trường hợp này, nhà giao dịch nên lựa chọn đặt lệnh Sell.
Giao dịch đường Momentum khi cắt đường quá 100
Giao dịch đường Momentum khi cắt đường quá 100

Giao dịch khi Momentum phân kỳ hoặc hội tụ

Để nhận biết phân kỳ hoặc hội tụ, chúng ta cần quan sát các đỉnh và đáy được hình thành bởi đường Momentum và đường giá.

  • Phân kỳ: Xảy ra khi đường Momentum tạo ra một đỉnh sau đó thấp hơn so với đỉnh trước đó. Trong khi đó, đường giá lại tạo ra một đỉnh sau đó cao hơn so với đỉnh trước đó.
  • Hội tụ: Xảy ra khi đường Momentum tạo ra một đáy sau đó cao hơn so với đáy trước đó. Trong khi đó, đường giá lại tạo ra một đáy sau đó thấp hơn so với đáy trước đó.

Xem thêm: Tối ưu hóa giao dịch khi đăng ký tài khoản IC Markets

Giao dịch khi cắt đường MA

Sự cắt nhau giữa đường chỉ báo MOM và đường MA có thể giúp nhà đầu tư xác định các điểm tiềm năng để giá đảo chiều và bắt đầu một xu hướng mới. Khi kết hợp hai chỉ báo này, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua khi đường Momentum cắt lên đường MA. Sau đó đặt lệnh bán khi đường Momentum cắt xuống đường MA. Đối với đường MA, nhà đầu tư thường chọn chu kỳ phổ biến như 9, 14 hoặc 21, với chu kỳ dài hơn thường cho kết quả mượt mà và chính xác hơn.

Kết luận

Chúng tôi đã chia sẻ về chỉ báo Momentum là gì để giúp các nhà đầu tư có thêm tín hiệu vào lệnh. Từ đó các trader có thể áp dụng vào chiến lược giao dịch của mình. Đừng quên tiếp tục theo dõi để cập nhật thông tin và kiến thức mới nhất về trên Forex Trading!

FAQs

Cách sử dụng Momentum có mang lại lợi nhuận không?

Giao dịch theo xu hướng có thể mang lại lợi nhuận, nhưng cũng có thể gây thua lỗ nặng nề nếu bạn không đúng và thị trường đổi hướng. Đây là lý do vì sao việc nghiên cứu và sử dụng các công cụ quản lý rủi ro phù hợp trong giao dịch là vô cùng quan trọng.

Khung thời gian tốt nhất cho Momentum là gì?

Giao dịch theo xu hướng có thể áp dụng trên mọi thị trường và khung thời gian. Phương pháp này được ưa chuộng trong cộng đồng các nhà giao dịch ngắn hạn như giao dịch viên ngày và lướt sóng, những ai muốn mở và đóng nhiều vị thế trong một ngày, cũng như các nhà đầu tư và nhà giao dịch dài hạn.

Momentum có phù hợp với người giao dịch theo xu hướng không?

Động lượng là lựa chọn phù hợp cho những người giao dịch theo xu hướng swing. Trong phong cách giao dịch này, mục tiêu là mua và bán ở mức hỗ trợ và kháng cự, thường trong thời gian ngắn hơn. Chiến lược động lượng có thể tích hợp vào phong cách swing, đặc biệt hữu ích ở các mức hỗ trợ và kháng cự, giúp nhà giao dịch đánh giá tình hình thị trường và cơ hội giao dịch.

Nhập mã đối tác
yjgj5uiu0m
để được hỗ trợ

Cùng thảo luận

Nhận Ebook-EA

Ebook

Hướng dẫn nhận tài liệu Ebook-EA: Tại đây