Chỉ báo Woodies CCI là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến. Trader có thể sử dụng chỉ báo CCI trong giao dịch tiền tệ và những tài sản khác. Hãy cùng Forex Trading tìm hiểu kỹ hơn về định nghĩa và cách sử dụng loại chỉ báo này nhé.
Tổng quan về chỉ báo Woodies CCI
Trong phân tích kỹ thuật, có 4 nhóm chỉ báo bao gồm: chỉ báo xu hướng, chỉ báo dao động/ động lượng, chỉ báo đo lường biến động và chỉ báo xác định hỗ trợ kháng cự. Chỉ báo Woodies CCI thuộc nhóm chỉ báo dao động.
Chỉ báo Woodies CCI là gì?
Woodies CCI (Commodity Channel Index) là một chỉ báo được phát triển bởi giáo sư Ken Wood. Giáo sư Wood đã ứng dụng thành công chỉ báo CCI trong việc tìm ra những mô hình di chuyển của thị trường. Chỉ báo CCI thể hiện mức độ quá mua hoặc quá bán. Việc này được thực hiện bằng cách so sánh giá đóng cửa và giá trung bình di động trong một khoảng thời gian nhất định.
CCI vượt mức (+100) hoặc (-100) là tín hiệu của sự quá mua hoặc quá bán. Chỉ báo ở mức này tiềm ẩn khả năng cao việc đảo chiều xu hướng. Để có cái nhìn toàn diện nhất về thị trường và đưa ra quyết định chính xác, bạn cần phải kết hợp chỉ báo CCI với các công cụ phân tích kỹ thuật khác.

Ứng dụng của chỉ báo Woodies CCI
Chỉ báo Woodies CCI được sử dụng chủ yếu trong thị trường hàng hoá. Tuy nhiên với giao dịch cổ phiếu, forex và các tài sản khác, chỉ báo CCI vẫn rất hữu ích. Không chỉ dự đoán xu hướng thị trường, CCI còn được sử dụng với các mục đích như sau:
- Xác định thời điểm thị trường đảo chiều: Chỉ báo CCI có thể nhận diện tốt đâu là điểm quay đầu của thị trường hàng hoá. Khi giá giao dịch vượt qua mức -100 hoặc +100 của CCI, xu hướng thị trường đang có biến chuyển.
- Đánh giá tình trạng quá mua và quá bán: Chỉ báo CCI vượt mức (+100) là dấu hiệu của thị trường đang ở trạng thái quá mua. Dấu hiệu này tiềm ẩn nguy cơ điều chỉnh giảm. Ngược lại, nếu chỉ báo CCI đạt mức (-100), thị trường sẽ ở trạng thái quá bán và tiềm ẩn nguy cơ điều chỉnh tăng.
- Hỗ trợ đưa ra quyết định thời điểm vào và ra khỏi thị trường: Chỉ báo Woodies CCI báo hiệu cơ hội mua khi giá vượt (+100) và bán khi giá xuống dưới (-100).
- Xác định điểm ổn định của thị trường: Chỉ báo dao động quanh 0 trong một thời gian dài là gợi ý thị trường có thể đang trong giai đoạn ổn định.
Lưu ý: Để xây dựng được chiến lược giao dịch cho ra hiệu quả tốt, nhà đầu tư không nên chỉ dựa vào mỗi Woodies CCI mà cần phải kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác.
Xem thêm: Thành công hơn qua cách phân tích kỹ thuật này
Công thức tính chỉ báo CCI
Để tính được chỉ báo CCI, bạn thực hiện theo 4 bước sau:
- Bước 1: Xác định mức giá điển hình trong một khoảng thời gian nhất định. Mức giá điển hình là trung bình cộng của 3 giá trị: Mức đỉnh, Mức đáy và Giá đóng cửa. Nhờ mức giá điển hình, NĐT có thể nắm bắt được xu hướng của thị trường. Nếu CCI cho thấy các giá trị hiện tại cao hơn quá khứ thì giá tăng và xu hướng cũng sẽ tăng. Ngược lại, nếu giá trị hiện tại thấp hơn quá khứ thì giá giảm và xu hướng cũng giảm.

Công thức tính mức giá điển hình bao gồm các giá trị: Mức đỉnh (High), Mức đáy (Low) và Giá đóng cửa (Close) trong khoảng thời gian nhất định là t. Lấy ví dụ về một ngày giao dịch bất kỳ, mức đỉnh là 0,9878, mức đáy là 0,9605 và giá đóng cửa là 0,9872, thì giá điển hình sẽ là: (0,9878 + 0,9605 + 0,9872) / 3 =. 0.9785.
- Bước 2: Tính đường SMA của mức giá điển hình. SMA là trung bình cộng của n mức giá điển hình trong 1 khoảng thời gian nhất định, có công thức như sau:

- Bước 3: Tính độ phân tán. Độ phân tán giúp bạn xác định được vùng quá mua hoặc quá bán của thị trường. Độ phân tán được tính bằng cách lấy trung bình cộng của độ lệch tuyệt đối giữa giá điển hình so với SMA trong n kỳ.

- Bước 4: Tính toán kết quả Chỉ báo CCI.

Xây dựng chiến lược giao dịch thành công với chỉ báo Woodies CCI
Để có chiến lược giao dịch thành công, nhà đầu tư hãy sử dụng CCI để diễn giải xu hướng thị trường. Có 4 cách để bạn có thể tận dụng hết sức mạnh của chỉ báo này.
Xác định tín hiệu mua và bán cho chiến lược giao dịch nhờ chỉ báo CCI
Trước khi dựa vào CCI để giao dịch, hãy hiểu rõ bản chất của chỉ báo này là chỉ báo dao động. Điều này có nghĩa chỉ báo CCI không thể cung cấp thông tin về xu hướng toàn cầu. Nếu chỉ giao dịch theo tín hiệu, bạn có thể sẽ không có lời.
Cách tốt nhất để khai thác sức mạnh của CCI chính là kết hợp với công cụ khác. Ví dụ, bạn có thể dùng đường MA hoặc lý thuyết Dow để xác định xu hướng. Khi đã nắm được xu hướng chính, việc sử dụng chỉ báo Woodies CCI sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bạn sẽ nhận diện các tín hiệu mua và bán thông qua chỉ báo CCI ngay sau đó.
Tín hiệu mua xuất hiện khi đường chỉ báo cắt qua mức 0 từ dưới lên. Đồng thời lúc này thị trường có thể có xu hướng tăng. Tín hiệu bán xuất hiện nếu đường chỉ báo cắt qua mức 0 từ trên xuống. Lúc này thị trường có thể sẽ mang xu hướng giảm.

Xác định các mức quá mua và quá bán nhờ chỉ báo CCI
Giao dịch theo vùng quá mua/quá bán là phương pháp xác định biên thị trường. Ranh giới biến động giá (tăng hoặc giảm) được xác định nhờ vào các bộ dao động. Khi phân tích kỹ thuật và giao dịch với CCI, mức quá mua hoặc quá bán là (+100) và (-100), mạnh hơn là (+200) và (-200).
Nếu là người mới, bạn nên học cách sử dụng nhuần nhuyễn các cấp độ này trước khi thử các cấp độ khác. Các nhà đầu tư kinh nghiệm có thể áp dụng các mức (+300) và (-300). Tuy nhiên CCI chỉ có thể đạt đến mức này trong điều kiện khung thời gian ngắn hoặc thị trường biến động mạnh
Khi chỉ báo Woodies CCI tiến vào vùng quá mua, nhà đầu tư cần thận trọng. Lý do là vì đây có thể là tín hiệu xu hướng tăng sắp kết thúc và thị trường đảo chiều giảm. Ngược lại, việc chạm đáy vùng quá bán có thể là báo hiệu xu hướng giảm đang dần kết thúc. Lúc này có thể mở ra cơ hội cho một đợt hồi phục hoặc thay đổi xu hướng sang tăng.

Nhận diện phân kỳ CCI tăng/ giảm
Trong phân tích kỹ thuật, phân kỳ tăng và giảm CCI đóng vai trò là tín hiệu đảo chiều quan trọng. Tín hiệu phân kỳ cho thấy tiềm năng xảy ra điều chỉnh hoặc thay đổi xu hướng giá. Phân kỳ chỉ xuất hiện ở cuối các xu hướng giá dài hạn. Nếu thấy phân kỳ trong biểu đồ, bạn có thể sẽ kiếm được lợi nhuận cao.
Hiện tượng phân kỳ xảy ra khi chỉ báo và biểu đồ giá di chuyển đối nghịch nhau. Có 2 loại phân kỳ: phân kỳ giảm và phân kỳ tăng. Phân kỳ giảm xảy ra khi giá lập đỉnh cao mới nhưng CCI lại thấp hơn so với đỉnh trước hoặc lặp lại cùng mức đỉnh. Phân kỳ tăng xảy ra khi chứng khoán tạo đáy thấp mới nhưng lại hình thành đáy cao hơn. Đây là tín hiệu xu hướng giảm có thể sắp kết thúc.
Nếu muốn vào lệnh dựa trên tín hiệu phân kỳ, thứ nhất, bạn cần theo dõi các điểm cực trị trong biểu đồ giá và biểu đồ CCI. Nếu 2 biểu đồ này ngược chiều nhau, phân kỳ tăng hoặc giảm sẽ xuất hiện. Lúc này bạn phải cố gắng chọn mô hình để giao dịch, ví dụ như Hành động giá.
Thứ hai là xác định điểm cắt lỗ dựa vào quy tắc mô hình nơi vị thế được mở. Mức chốt lời sẽ được xác định dựa trên loại lệnh (mua hoặc bán): cách điểm cắt lỗ ba lần chiều dài hoặc tại vị trí hỗ trợ/kháng cự mạnh. Nắm vững phân kỳ CCI tăng/ giảm sẽ giúp bạn nâng cao cơ hội sinh lời cho giao dịch.

Xem thêm: Mở tài khoản Exness – Broker hàng đầu thế giới
Các hình thức phân tích kỹ thuật kết hợp với chỉ báo CCI
Để có chiến lược giao dịch thành công, nhà đầu tư cần kết hợp chỉ báo Woodies CCI với các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Hai chỉ báo thuộc nhóm chỉ báo dao động thường được kết hợp với CCI là MACD và RSI Trading Indicator.
Tín hiệu mua:
- Đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu, dự báo xu hướng giá có thể đi lên.
- RSI vượt khỏi vùng quá bán (dưới 30) cho thấy tiềm năng đảo chiều tăng.
- Chỉ báo CCI vượt qua ngưỡng quá bán (-100), báo hiệu đà tăng giá có thể xuất hiện.

Tín hiệu bán:
- Đường MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu, cho thấy đà giảm đang hình thành.
- Chỉ báo RSI giảm xuống dưới 70, báo hiệu đà giảm giá có thể xuất hiện.
- CCI rớt khỏi vùng mua quá mức (trên 100) hé lộ khả năng đảo chiều giảm.

Tổng kết
Bài viết đã cung cấp thông tin về định nghĩa và cách sử dụng chỉ báo Woodies CCI. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ nắm được công thức tính chỉ báo CCI. Bên cạnh đó bạn còn có thể bắt đầu những trải nghiệm phân tích kỹ thuật đầu tiên cùng CCI. Hãy theo dõi blog của Forex Trading để cập nhật những kiến thức bổ ích về đầu tư nhé.
FAQs
Chỉ báo Woodies CCI thường được kết hợp với những công cụ nào?
CCI thường được kết hợp với: RSI, chỉ báo dao động ngẫu nhiên, MACD, Hồi quy Fibonacci, OBV và Parabolic SAR.
Ý nghĩa của chỉ báo Woodies CCI là gì?
Woodies CCI Indicator giúp đo lường độ mạnh/ yếu của xu hướng thị trường. Trader còn có thể dùng CCI để xác định điểm mua và bán tiềm năng của các loại hàng hoá.
Khi nào nên sử dụng chỉ báo CCI?
Nhà đầu tư sử dụng CCI khi muốn dự đoán xu hướng của thị trường hàng hoá. CCI có thể đo lường mức độ biến động giá cũng như mối quan hệ giữa giá hiện tại và giá trung bình trong một khung thời gian xác định. Mức chênh lệch giữa giá trị CCI và các ngưỡng quan trọng cho thấy khả năng tăng hoặc giảm giá sản phẩm hàng hóa.