Nhập mã đối tác
yjgj5uiu0m
để được hỗ trợ

Chỉ số MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng MACD đúng cách

MACD là chỉ báo giao dịch được sử dụng trong phân tích kỹ thuật giá sàn giao dịch chứng khoán. Am hiểu chỉ báo này sẽ giúp các nhà đầu tư nắm bắt được biến động thị trường. Đồng thời, có thể xác định các điểm mua bán tiềm năng giúp mang lại lợi nhuận cao. Nếu bạn là một new investors chưa có nhiều kiến thức hoặc trader muốn trau dồi thêm kỹ năng. Hãy tham khảo bài viết sau đây của Forex Trading để hiểu hơn về chỉ số MACD là gì nhé!

Chỉ số MACD là gì mà khiến nhiều người quan tâm đến vậy?

Chỉ số MACD là gì? – MACD là bộ giao động dùng để xác định điểm mua bán ở những vùng loại giá tốt dựa vào tính chất của tâm lý của thị trường. Đồng thời, loại chỉ số này còn được gọi là chỉ số trung bình động hội tụ phân kỳ. Đây là một trong những chỉ báo kỹ thuật chủ yếu được sử dụng để giao dịch theo xu hướng.

Thành phần cấu tạo nên MACD phân kỳ

Chỉ báo MACD là gì đã được trả lời phía trên. Dưới đây là thành phần cấu tạo nên MACD, mỗi thành phần sẽ mang những đặc điểm khác nhau. 

  • Đường MACD: Đường này có vai trò xác định theo xu hướng giá của thị trường. Giá trị của nó thường được tính bằng hiệu số của hai đường trung bình hàm mũ EMA 12 và EMA 26.
  • Đường tín hiệu: Đường tín hiệu Signal là đường EMA 9 của đường MACD. Khi hai đường này kết hợp với nhau là lúc chúng dự báo một xu hướng đảo chiều sắp diễn ra và các nhà đầu tư nên tận dụng để thực hiện giao dịch một cách thuận lợi hơn.
  • Biểu đồ Histogram: Đây là biểu đồ thể hiện sự phân kỳ và hội tụ nhờ phải xác định độ chênh lệch giữa MACD và đường tín hiệu.
  • Đường Zero: Loại đường này đóng vai trò làm tham chiếu giúp nhà đầu tư đánh giá xu hướng thị trường mạnh hay yếu.
Ý nghĩa của chỉ báo MACD
Ý nghĩa của chỉ báo MACD

Ý nghĩa của chỉ báo MACD là gì?

  • MACD là loại chỉ số dự báo xu hướng giá hiệu quả dựa trên việc cung cấp các thông tin về diễn biến động lượng của xu hướng ở trên thị trường.
  • Có chứa biểu đồ Histogram là tham chiếu cho sự thay đổi động lượng của các loại xu hướng. Nếu các cột thấp dần cho thấy xu hướng đang yếu dần và có khả năng phải đảo chiều sắp xảy ra và ngược lại. 
  • MACD có khả năng dự báo xu hướng dài hạn của sàn chứng khoán đặc biệt chính xác. Nên kết hợp với khung thời gian tuần để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Đối với các nhà giao dịch ngắn hạn, bạn nên tiến hành kiểm tra MACD ở đồ thị tuần để xem xu hướng chính của giá để tham gia vào khung thời gian ngắn hơn. Để đảm bảo an toàn trong giao dịch, bạn không nên thực hiện giao dịch ngược xu hướng.
  • Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường chưa được xác định rõ xu hướng. Chỉ số MACD sẽ không còn quá hiệu quả nữa, nó sẽ có nhiều lần cắt nhau giả. Nên dễ khiến các nhà giao dịch trở nên mất niềm tin hơn. Ở giai đoạn chưa rõ xu hướng các nhà giao dịch nên ưu tiên bảo toàn vốn và không nên tham gia vào.

Phía trên là toàn bộ thông tin ý nghĩa chỉ số MACD là gì?. Ngoài những ý kiến nêu trên, chỉ số này sẽ có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy từng trường hợp.

Xem thêm: MACD Trading Strategy: giao dịch Forex hiệu quả x3 lần

Tìm hiểu cách tính chỉ số MACD là gì?

Cách tính MACD là gì? Câu trả lời là: MACD = EMA (12) – EMA (26)

Trong đó: EMA (12) là giá trị trung bình động của chu kỳ 12 ngày. Còn EMA (26) là giá trị trung bình động của chu kỳ 26 ngày. 

  • Nếu giá trị trung bình động 12 ngày lớn hơn giá trị trung bình động 26 ngày thì MACD là dương. 
  • Ngược lại, nếu giá trị trung bình động 12 ngày nhỏ hơn giá trị trung bình động 26 ngày thì MACD là âm.
Cách tính chỉ số MACD
Cách tính chỉ số MACD

Cách sử dụng chỉ số MACD là gì?

Cách sử dụng chỉ số MACD là gì và làm sao để sử dụng được hiệu quả. Tham khảo ngay thông tin dưới đây để biết cách sử dụng. 

Khi MACD phân kỳ cắt đường Zero

  • MACD phân kỳ cắt đường Zero chứng tỏ xu hướng tăng nên cân nhắc để mua
  • MACD cắt xuống Zero chứng tỏ rằng xu hướng giảm cho tín hiệu bán

Tuy nhiên, cũng như các loại chỉ báo kỹ thuật khác. Việc sử dụng MACD trong giao dịch cũng không thể nào tránh khỏi sự ảnh hưởng độ chậm trễ của giá. Vậy nên, để giao dịch một cách hiệu quả nhất, các nhà đầu tư nên tiến hành kết hợp một số chỉ báo khác. Đồng thời, nên sử dụng tư duy để tìm ra điểm vào lệnh tốt nhất.

Khi MACD phân kỳ cắt với đường Signal

  • Khi đường MACD cắt với đường Signal và đi từ dưới lên phía trên đường Zero thì xu hướng sẽ tăng => báo hiệu nên mua.
  • Khi đường MACD phân kỳ cắt xuống đường Signal và có xu hướng đi xuống đường Zero báo hiệu xu hướng giảm => Nên cần bán ngay
MACD phân kỳ cắt với đường Signal
MACD phân kỳ cắt với đường Signal

Đường Histogram đo khoảng cách Signal và chỉ số MACD là gì?

Đường Histogram đo khoảng cách giữa MACD phân kỳ và đường Signal. Được thể hiện bằng các cột nằm phía trên hoặc phía dưới đường Zero.

  • Khi Histogram chuyển từ vùng âm (-) sang vùng dương (+) thường báo hiệu xu hướng tăng và nên mua.
  • Khi Histogram chuyển từ vùng dương (+) sang âm (-) thường có xu hướng giảm báo hiệu nên bán.

Nhìn chung, việc sử dụng đường Histogram khá đơn giản nhưng cũng gặp khá nhiều rủi ro. Bởi trong xu hướng histogram dễ bị nhiễu bởi những lần chuyển từ vùng âm sang vùng dương và ngược lại. 

Hướng dẫn sử dụng MACD trong giao dịch đầu tư

Nếu bạn là một trader và chưa biết cách sử dụng chỉ số MACD ra sao. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết cách sử dụng chi tiết. 

Chỉ sử dụng MACD phân kỳ

Giao dịch khi chỉ số MACD cắt với đường Signal  

Đường MACD phân kỳ cắt xuống phía dưới đường Signal. Điều này, có thể thấy được thị trường đang có xu hướng giảm. Do đó, nhà đầu tư nên xem xét việc đặt lệnh bán. 

Ngược lại, khi đường MACD cắt lên đường Signal. Báo hiệu thị trường có xu hướng tăng nhà đầu tư nên xem xét việc đặt lệnh mua.

Giao dịch khi đường Signal
Giao dịch khi đường Signal

Giao dịch khi đường Histogram được chuyển từ âm (-) sang dương (+) và ngược lại

Khi Histogram chuyển từ giá trị âm sang dương, điều này báo hiệu thị trường đang tăng -> Xem xét đặt lệnh mua. 

Ngược lại, khi đường chỉ số Histogram chuyển từ dương sang âm. Điều này, cho thấy thị trường đang giảm -> Xem xét việc đặt lệnh bán.

Giao dịch khi MACD chuyển từ âm (-) sang dương (+) và ngược lại

  • Khi MACD cắt với đường Zero từ dưới lên, điều này báo hiệu thị trường đang tăng giá. Vì vậy, người đầu tư có thể xem xét để đặt lệnh mua.
  • Khi MACD cắt đường Zero từ trên xuống, điều này báo hiệu thị trường đang giảm. Vậy bên, người đầu tư có thể xem xét đặt lệnh bán.

Giao dịch khi MACD phân kỳ và đường Signal

  • Trong xu hướng tăng, nếu đỉnh giá sau cao hơn đỉnh giá trước nhưng đỉnh MACD sau lại thấp hơn đỉnh MACD trước -> Dấu hiệu xu hướng tăng đang suy yếu và thị trường có thể đảo chiều -> Người đầu tư nên chắc chắn cân nhắc bán bớt  
  • Trong xu hướng giảm, nếu đáy giá sau thấp hơn đáy giá trước nhưng đỉnh chỉ báo MACD sau cao hơn đỉnh MACD trước -> Dấu hiệu xu hướng giảm đang suy yếu -> Có thể bắt đầu mua.  

Xem thêm: Mở tài khoản Exness – Broker hàng đầu thế giới

Sử dụng kết hợp MACD với các công cụ kỹ thuật khác

Kết hợp MACD với mô hình nến đảo ngược 

  • Trong xu hướng tăng, nhà đầu tư sẽ bắt đầu nhận ra các dấu hiệu cho thấy thị trường đang trong giai đoạn đi xuống dựa trên sự xuất hiện của những mô hình nến đảo ngược. Kết hợp với tín hiệu phân kỳ của MACD, nhà đầu tư có thể tin quá trình đảo chiều xu hướng sắp diễn ra. Để từ đó có thể cân nhắc đặt lệnh bán.
  • Tương tự trong xu hướng giảm, có thể cân nhắc đặt lệnh mua bắt đáy. Khi có sự phân kỳ giữa chỉ số MACD và sự xuất hiện của mẫu nến đảo ngược.

MACD kết hợp với chỉ báo RSI

Hai chỉ báo này khi kết hợp sẽ đem lại cho người đầu tư một cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ. Khi tín hiệu của cả hai bên đồng nhất thì mức độ dự báo diễn biến giá sẽ đáng tin cậy hơn. 

MACD kết hợp với chỉ báo RSI
MACD kết hợp với chỉ báo RSI

MACD phân kỳ kết hợp với chỉ báo Stochastic

  • Khi chỉ báo kết hợp giữa MACD và Stochastic cao hơn mức 10 -> Nên cân nhắc bán.
  • Khi chỉ báo kết hợp giữa MACD và Stochastic thấp hơn ở mức -10 -> Nên cân nhắc điểm mua hợp lý.

Kết luận

Bài viết trên của Forex Trading, là toàn bộ thông tin về chỉ số MACD phân kỳ và những kiến thức xoay quanh chỉ báo này. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể nắm rõ được thông tin chỉ số MACD là gì và cách sử dụng chỉ báo MACD như thế nào để đạt được hiệu quả. Bên việc tham khảo loại chỉ số này, bạn nên trau dồi thêm một số những chỉ báo khác để biết cách vận dụng và kết hợp chúng cùng nhau nhé! 

Câu hỏi thường gặp

Có mấy cách xem chỉ số MACD phân kỳ?

Có 2 cách xem chỉ báo MACD bao gồm: trên phần mềm giao dịch hoặc trang web phân tích tài chính. 

Chỉ số MACD trong forex an toàn không?

Nhìn chung, MACD là một công cụ hỗ trợ hữu ích cho giao dịch Forex. Nhưng nó không phải là công cụ hoàn hảo và không đảm bảo lợi nhuận.

Giao dịch bằng chỉ số MACD mất phí không?

Việc sử dụng chỉ báo MACD để giao dịch thường không mất phí. Tuy nhiên, chi phí có thể phát sinh tùy thuộc vào cách bạn sử dụng MACD như thế nào.

Nhập mã đối tác
yjgj5uiu0m
để được hỗ trợ

Cùng thảo luận

Nhận Ebook-EA

Ebook

Hướng dẫn nhận tài liệu Ebook-EA: Tại đây