Bollinger Bands chuyên sâu là chỉ báo phân tích kỹ thuật được phát triển bởi John Bollinger. Loại công cụ này được biết đến như một chỉ báo phân tích xu hướng thị trường hoặc xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả. Vậy cụ thể dải Bollinger là gì? Trong bài viết dưới đây, Forex Trading sẽ giới thiệu đến bạn thông tin chi tiết về về chỉ báo Bollinger Bands và cách sử dụng để giao dịch hiệu quả.
Giới thiệu chung về dải Bollinger
Dải Bollinger là sự kết hợp giữa xu hướng thị trường và sự biến động về giá. Tham khảo ngay thông tin dưới đây để biết chi tiết về Bollinger Bands.
Bollinger Bands là gì?
Bollinger Bands hay còn có tên gọi khác là dải Bollinger. Đây là loại công cụ phân tích kỹ thuật được phát minh bởi John Bollinger vào thập niên 1980. Chỉ báo này được sử dụng để đo lường mức độ biến động của giá và xác định các điểm mua bán tiềm năng.
Cấu tạo của dải Bollinger
Chỉ báo Bollinger Bands được cấu tạo bao gồm 3 phần chính, đó là:
- Đường trung bình động (MA) chỉ báo Bollinger Bands được bao quanh bởi một đường trung bình động. Thường sẽ là đường trung bình động đơn giản (SMA) 20 ngày.
- Dải trên được vẽ cách đường trung bình động một khoảng bằng độ lệch chuẩn nhân với một hệ số (thường là 2).
- Dải dưới được vẽ cách đường trung bình động một khoảng bằng độ lệch chuẩn nhân với hệ số tương tự (thường là 2).
Công thức tính dải Bollinger
Công thức tính Bollinger Bands là gì? Câu trả lời là, công thức tính chỉ báo này thường sử dụng độ chuẩn để tính toán. Vì Bollinger Bands chuyên sâu được cấu tạo bởi 3 loại dải nên có công thức tính như sau:
- Dải trên = SMA20 ngày + (Độ lệch chuẩn của giá 20 ngày x 2)
- Dải giữa = SMA20
- Dải dưới = SMA20 – (Độ lệch chuẩn giá của 20 ngày x 2)
Trong đó:
- Độ lệch chuẩn là công cụ được sử dụng trong thống kê để tìm ra sự khác biệt của một mẫu so với giá trị trung bình. Công thức tính độ lệch chuẩn là: σ = √ ((∑(χ – SMA)²) / N)
Xem thêm: Giao dịch với EA Forex: Giảm thời gian, tăng lợi nhuận
Ý nghĩa Bollinger Bands là gì?
Dải Bollinger co lại khi thị trường ít biến động và nở ra khi thị trường biến động mạnh. Điều này giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro của thị trường và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Loại dải này siết chặt khi khoảng cách giữa dải trên, dải dưới và đường SMA thu hẹp. Bollinger Bands sẽ siết chặt giá nên ít có sự biến động. Lúc này nhà đầu tư có thể dự đoán tình hình giá biến động. Ngược lại với các dải di chuyển rộng ra thì nguy cơ biến động giá rất cao.
Hơn nữa, Bollinger Bands có ý nghĩa bứt phá giá khoảng 90% hành động xảy ra ở dải trên và dải dưới. Khi mức giá vượt qua hai dải này thì đều là sự kiện lớn. Tương tự giống ý nghĩa siết chặt thì bứt phá cũng không phải là tín hiệu giao dịch giá. Vì vậy các nhà đầu tư cần chú ý để tránh gặp quá nhiều rủi ro.
Phân tích ưu điểm và hạn chế của dải Bollinger
Cũng giống như các loại chỉ báo khác, Bollinger Bands chuyên sâu cũng có ưu điểm và hạn chế riêng.
Ưu điểm nổi bật Bollinger Bands chuyên sâu
Ưu điểm nổi bật của dải này là có khả năng dùng để đánh giá rủi ro các khoản đầu tư nến thị trường có sự biến động. Ngoài ra còn có:
- Bollinger Bands được xây dựng trên các khái niệm toán học cơ bản, dễ hiểu và dễ áp dụng. Do đó, nhà đầu tư mới bắt đầu thực hiện giao dịch có thể sử dụng chỉ báo này để phân tích thị trường.
- Chỉ báo Bollinger Bands có thể được sử dụng cho nhiều loại tài sản khác nhau, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối và hàng hóa. Đồng thời, loại này cũng có thể được áp dụng cho các khung thời gian khác nhau, từ ngắn hạn đến dài hạn.
- Loại chỉ báo này có khả năng cung cấp cho nhà đầu tư nhiều loại thông tin hữu ích về thị trường. Bao gồm có mức độ biến động, xu hướng và điểm mua bán tiền năng. Chính vì vậy mà nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư mà không gặp nhiều rủi ro.
- Bollinger Bands có thể giúp nhà đầu tư phát hiện sớm phát hiện các điểm đảo ngược xu hướng của thị trường. Điều này giúp hạn chế thua lỗ và tận dụng cơ hội để kiếm lời.
- Có thể sử dụng dải Bollinger để xác nhận xu hướng được xác định bởi các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Ví dụ như, giá cổ phiếu đang có xu hướng tăng và đồng thời chạm vào dải trên của Bollinger Bands, điều này có thể xác nhận xu hướng tăng.
Hạn chế của Bollinger Bands
- Bollinger Bands không phải là loại hệ thống giao dịch độc lập. Chúng đơn giản chỉ là mục đích dùng để cung cấp thông tin biến động giá cho nhà đầu tư.
- So với các loại chỉ báo khác, dòng chỉ báo này khuyến nghị nên dùng với hai hoặc ba chỉ số không tương quan khác để biết được chính xác tín hiệu thị trường.
- Bollinger Bands được tính toán từ SMA bao gồm có dữ liệu cũ và dữ liệu mới nên thông tin có thể sẽ bị pha loãng. Ngoài ra SMA 20 ngày và số lần độ lệch chuẩn có thể sẽ không hiệu quả với tất cả các tình huống. Vì vậy, các nhà đầu tư cần điều chỉnh SMA với độ lệch chuẩn phù hợp để nhận định thị trường chính xác hơn.
Hướng dẫn sử dụng dải Bollinger hiệu quả
Để có thể sử dụng được dải Bollinger hiệu quả, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:
Thực hiện giao dịch trong kênh giá chỉ báo Bollinger Bands
Giao dịch trong kênh giá chỉ báo Bollinger Bands chuyên sâu là một chiến lược giao dịch dựa trên nguyên tắc mua khi giá chạm dải dưới và bán khi giá chạm dải trên. Chiến lược này khá hiệu quả trong việc tận dụng các đợt biến động giá ngắn hạn và kiếm lợi từ xu hướng thị trường. Dưới đây là cách thực hiện:
Bước 1: Xác định kênh giá
Chèn Bollinger Bands vào biểu đồ giá của tài sản bạn muốn giao dịch. Kênh giá được hình thành bởi dải trên và dải dưới của Bollinger Bands.
Bước 2: Mua ngay khi giá chạm dải dưới
- Khi giá chạm hoặc di chuyển dưới dải dưới của Bollinger Bands, hãy tiến hành đặt lệnh mua.
- Mức cắt lỗ có thể được đặt dưới dải dưới của Bollinger Bands.
- Mức chốt lời có thể được đặt tùy theo mức độ rủi ro và lợi nhuận mà bạn mong muốn.
Bước 3: Bán khi giá chạm dải trên
- Khi giá chạm hoặc di chuyển phía trên dải trên của Bollinger Bands, hãy đặt lệnh bán.
- Mức cắt lỗ có thể được đặt trên dải trên.
- Mức chốt lời có thể được đặt tùy theo mức độ rủi ro và lợi nhuận mong muốn.
Giao dịch tại điểm Breakout kênh giá sau chuỗi dải Bollinger đi ngang kéo dài
Chiến lược giao dịch Breakout kênh giá sau chuỗi Bollinger Bands đi ngang kéo dài là một phương pháp giao dịch nhằm bắt kịp các đợt biến động giá. Cách thực hiện như sau:
- Chèn dải Bollinger vào biểu đồ giá của tài sản bạn muốn giao dịch. Thực hiện quan sát biểu đồ và xác định giai đoạn Bollinger Bands đi ngang kéo dài. Trong đó, giá sẽ di chuyển scalping ea bởi dải trên và dải dưới ở một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: 20 ngày, 50 ngày…)
- Chờ đợi giá phá vỡ một trong hai dải Bollinger một cách rõ ràng và dứt khoát. Sau đó, xác nhận xem độ tin cậy của Breakout.
- Đặt lệnh mua nếu thấy giá breakout ra khỏi dải trên. Mức cắt lỗ có thể sẽ được đặt dưới dải bên dưới. Mức chốt lời có thể được đặt tùy theo mức độ rủi ro và lợi nhuận mà bạn mong muốn. Đặt lệnh bán nếu như giá Breakout ra khỏi dải dưới. Mức cắt lỗ có thể sẽ được đặt dưới dải trên. Mức chốt lời có thể được đặt tùy theo mức độ rủi ro và lợi nhuận mà bạn mong muốn.
Giao dịch khi Bollinger Bands biến động giá
Có hai loại phương pháp để thực hiện loại giao dịch này, đó là:
- Mua khi thấy giá dao động nhỏ với kỳ vọng giá tăng: Lý do khi dao động nhỏ để tạm nghỉ thì xu hướng dao động lại xuất hiện. Do đó, khi Bollinger bands chuyên sâu thắt chặt và giá đóng cửa gần nhau thì có thể dùng chiến lược mua.
- Bán khi thấy giá có mức biến động cao với kỳ vọng giá sẽ giảm: Khoảng cách giữa dải trên và dải dưới sẽ xa dần nếu giá quá cao hoặc quá thấp. Lúc này thị trường điều chỉnh và giá biến động sẽ nhỏ. Vì vậy, đây chính là lúc nhà đầu tư thực hiện lệnh bán.
Xem thêm: Mở tài khoản Exness – Broker hàng đầu thế giới
Một số lưu ý khi sử dụng dải Bollinger
- Nhà đầu tư cần kết hợp dải Bollinger với các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Đồng thời, nên sử dụng kinh nghiệm của bản thân để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
- Cài đặt mặc định Bollinger Bands chuyên sâu thường là 20 ngày cho đường trung bình động và 2 lần độ lệch chuẩn cho các dải. Nên có thể sẽ không phù hợp với tất cả các thị trường. Vì vậy, nhà đầu tư nên thử nghiệm với các cài đặt khác nhau.
- Thường xuyên theo dõi tin tức và sự kiện thị trường để đưa ra được những đánh giá chính xác hơn về xu hướng thị trường.
Kết luận
Với những thông tin mà Forex Trading chia sẻ phía trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về dải Bollinger. Loại dải này thực sự đem lại hiệu quả cao khi kết hợp thêm với các chiến lược và chỉ số khác. Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết này, bạn có thể vận dụng thực hiện giao dịch trên sàn Forex.
FAQS
Có nên chỉ sử dụng dải Bollinger để giao dịch không?
Không nên chỉ sử dụng dải Bollinger để giao dịch vì có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể dẫn đến thua lỗ.
Bollinger Bands có hiệu quả hơn các chỉ báo khác không?
Mỗi chỉ báo đều có ưu, nhược điểm riêng và hiệu quả của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, để đánh giá loại chỉ bảo này có hiệu quả hơn các chỉ báo khác không bạn cần xem xét nhiều khía cạnh và trải nghiệm thực tế.
Sử dụng Bollinger Bands để giao dịch có mất phí không?
Sử dụng dải Bollinger để giao dịch hoàn toàn không mất phí.