Giao dịch theo xu hướng là chiến lược quan trọng được nhiều nhà đầu tư áp dụng trên thị trường Forex. Chiến lược này mang đến nhiều cơ hội tiềm năng và lợi nhuận cao, cũng như hạn chế rủi ro trong giao dịch. Trong bài viết này, hãy cùng Forex Trading tham khảo chi tiết cách áp dụng chiến lược giao dịch với các công cụ, chỉ báo phân tích kỹ thuật (trendline, MACD, SuperTrend, MA) nhé.
Tìm hiểu cách thức giao dịch theo xu hướng
Trước khi đi sâu vào cách áp dụng chiến lược giao dịch trong thị trường Forex, bạn cần nắm được một số đặc điểm của chiến lược.
Giao dịch theo xu hướng thị trường là gì?
Giao dịch đi theo xu hướng còn được gọi là trend following. Đây là một phương pháp tập trung vào việc nhận diện, đánh giá và phân tích xu hướng giá ngắn hạn hoặc dài hạn trên thị trường. Qua đó, trader có thể đưa ra những quyết định giao dịch hợp lý và đúng đắn. Cụ thể, trader sẽ đặt lệnh mua khi thị trường bước vào xu hướng tăng và đặt lệnh bán khi nhận thấy xu hướng giảm.
Các loại xu hướng phổ biến trong phân tích kỹ thuật
Trong phân tích kỹ thuật Forex, có 3 loại xu hướng phổ biến mà nhà đầu tư cần lưu ý:
- Xu hướng tăng: Giá tạo đỉnh sau, đáy sau cao hơn đỉnh trước và đáy trước.
- Xu hướng giảm: Giá tạo đỉnh sau, đáy sau thấp hơn đỉnh trước và đáy trước.
- Xu hướng giá cả đi ngang (hoặc không có xu hướng): Đỉnh sau và đáy sau của biểu đồ giá bằng đỉnh trước và đáy trước. Điều này cho thấy, giá cả trong trading chart đang giữ ở mức ổn định, không tăng/giảm đột ngột.
Xem thêm: Tìm hiểu lý thuyết Dow cho người mới bắt đầu giao dịch
Hướng dẫn xác định đường trendline xu hướng thị trường chính xác, hiệu quả
Để xác định xu hướng giá thị trường một cách hiệu quả, nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ báo phân tích kỹ thuật như MACD, SuperTrend, đường trung bình động MA hoặc đường trendline.
Vận dụng đường trung bình động MA
Kết hợp trend following và 3 đường trung bình động MA có thể đưa ra tín hiệu giao dịch khách quan, chính xác, phù hợp với những trader mới bắt đầu. Cách áp dụng chiến lược này như sau:
- Xác định xu hướng giá cả thị trường: Mức giá đóng cửa nằm trên đường trung bình MA 50 báo hiệu xu hướng tăng. Ngược lại, xu hướng giảm xuất hiện khi mức giá đóng cửa nằm dưới MA 50.
- Xác định thời điểm mua tài sản: Khi nhận thấy thị trường có xu hướng tăng, giá đóng cửa sẽ nằm phía trên đường MA 50 và đường MA 9 cắt lên trên đường MA 21. Trader nên đặt lệnh mua ngay lập tức.
- Xác định thời điểm bán: Ngay khi thị trường có xu hướng giảm, giá đóng cửa sẽ nằm phía dưới MA 50 và MA 9 cắt xuống MA 21. Trader cần đặt lệnh bán.
- Tìm điểm chốt lời và dừng lỗ: Nhà đầu tư thường sử dụng điểm giao nhau giữa MA 9, MA 21 để vào lệnh chốt lời và dừng lỗ. Mức dừng lỗ rơi vào khoảng 3 – 7% so với mức hỗ trợ (lệnh mua) và kháng cự (lệnh bán).
Ngoài ra, trader cũng có thể sử dụng trailing stop để bảo đảm lợi nhuận nếu giá tăng mạnh. Đồng thời, đặt lệnh dừng lỗ tại các mức hỗ trợ gần nhất trước khi xuất hiện điểm giao nhau.
Sử dụng chỉ báo MACD
Chỉ báo trung bình động hội tụ phân kỳ MACD giúp nhà đầu tư xác định điểm mua và bán tại các vùng giá tốt. Cách áp dụng chỉ báo này như sau:
- Xác định xu hướng giá cả: Trường hợp MACD giao với đường Signal thì thị trường có dấu hiệu đảo chiều. Trong đó, nếu MACD cắt lên phía trên Signal thì giá có xu hướng tăng. Ngược lại, MACD cắt xuống dưới Signal cho thấy giá có xu hướng giảm.
- Tìm điểm mua khi chỉ báo MACD cắt lên trên tín hiệu Signal và MACD > 0.
- Tìm điểm bán khi MACD cắt xuống dưới tín hiệu Signal và MACD < 0.
Kết hợp đường trendline để nhận diện và giao dịch theo xu hướng
Trong phân tích kỹ thuật, đường xu hướng (trendline) được dùng để nhận diện, dự đoán xu hướng giá trong tương lai. Bên cạnh đó, đường trendline còn có vai trò như đường kháng cự và hỗ trợ. Để sử dụng trendline, bạn có thể tham khảo cách dưới đây:
- Xác định xu hướng giá trong trading chart: Trader nối hai hoặc nhiều đỉnh, đáy lại với nhau để hình thành đường trendline. Nếu là xu hướng tăng, đỉnh sau và đáy sau sẽ cao hơn đỉnh trước và đáy trước. Nếu giá bước vào xu hướng giảm, đỉnh sau và đáy sau sẽ thấp hơn đỉnh trước và đáy trước.
- Xác định điểm mua: Khi giá chạm vào đường hỗ trợ, trader tiến hành vào lệnh mua.
- Xác định điểm bán: Đặt lệnh bán khi nhận thấy giá chạm vào đường kháng cự.
Áp dụng chỉ báo SuperTrend
Chỉ báo kỹ thuật SuperTrend giúp trader xác định xu hướng thị trường cùng biên độ dao động giá. Bên cạnh đó, chỉ báo này còn có thể dự báo các điểm đảo chiều để trader đặt lệnh chốt lời và dừng lỗ. Dưới đây là cách sử dụng SuperTrend khi giao dịch theo xu hướng:
- Xác định điểm bán: Nếu giá thị trường nằm dưới chỉ báo SuperTrend và chỉ báo chuyển sang màu đỏ thì đây là dấu hiệu cho biết giá đảo chiều từ tăng sang giảm. Trader có thể đặt lệnh bán ngay lúc này.
- Xác định điểm mua: Giá nằm dưới SuperTrend và chỉ báo chuyển sang màu xanh cho biết giá đảo chiều theo xu hướng tăng. Trader có thể thực hiện đặt lệnh mua.
Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản sàn IC Markets chi tiết
2 cách giao dịch theo xu hướng hiệu quả mà trader cần biết
Dưới đây là những cách áp dụng chiến lược giao dịch theo xu hướng phổ biến, mang lại hiệu quả. Trader có thể tham khảo để áp dụng trong thị trường Forex.
Phân tích kỹ thuật và căn cứ mức giá được điều chỉnh để đặt lệnh mua
Trong trường hợp này, trader sẽ canh mua khi giá thị trường bắt đầu xuất hiện nhịp giảm ngắn hạn. Tuy nhiên, mức giá này vẫn giữ được xu hướng tăng dài hạn. Phương pháp mua khi giá được điều chỉnh giúp bạn tối ưu giá cả có nguồn vốn thấp, đồng thời thích hợp với nguồn vốn lớn cần giải ngân từ từ. Tuy nhiên, khả năng kiểm soát rủi ro của phương pháp này lại khá kém.
Để xác định khu vực hỗ trợ tiềm năng, trader có thể sử dụng các công cụ, chỉ báo như:
- Đường trung bình động MA.
- Thang Fibonacci.
- Dựa vào nền giá có sẵn trước đó.
Đợi giá breakout và giao dịch xu hướng thị trường
Đây là phương pháp mà trong đó, nhà đầu tư sẽ canh mua khi giá có dấu hiệu tăng bứt phá (breakout) ngắn hạn, tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ để duy trì xu hướng tăng dài hạn. Phương pháp mua khi giá breakout giúp trader tối ưu khả năng xoay vòng vốn và dễ kiểm soát rủi ro trong giao dịch.
Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là khó giải ngân đối với tài sản có tính thanh khoản thấp. Ngoài ra, nếu bạn muốn tăng giá nhanh thì phải chấp nhận rủi ro mua đuổi giá cao.
Kết luận
Trên đây là chiến lược giao dịch theo xu hướng mà chúng mình muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nhìn chung, đây là một chiến lược tương đối hiệu quả, dễ áp dụng đối với những trader mới bắt đầu dấn thân vào thị trường Forex. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới mẻ và hữu ích về đầu tư, giao dịch ngoại hối, đừng quên truy cập vào Forex Trading các bạn nhé.
FAQs
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi trader áp dụng phương pháp trend following.
Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chỉ báo MACD?
Chỉ báo này hoạt động tốt trong điều kiện giá cả thị trường biến động mạnh. Nếu giá có xu hướng đi ngang hoặc có thay đổi nhỏ, MACD sẽ đưa ra tín hiệu nhiễu cho nhà đầu tư.
Ưu và nhược điểm khi áp dụng chỉ báo Super Trend là gì?
Khi sử dụng SuperTrend, trader có thể tập trung vào xu hướng chính trên thị trường để tiến hành vào lệnh. Đây chính là ưu điểm nổi bật của SuperTrend. Về mặt hạn chế, chỉ báo siêu xu hướng có thể đưa ra tín hiệu nhiễu khi thị trường có dấu hiệu đi ngang.
Có thể kết hợp chỉ báo siêu xu hướng với những công cụ phân tích kỹ thuật khác không?
Không có một chỉ báo kỹ thuật nào có thể đưa ra tín hiệu chính xác 100%. Bạn nên kết hợp chỉ báo SuperTrend với RSI và MACD. Cách này sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro và xác định điểm mua trước khi chỉ báo đảo chiều.