Ichimoku chart là một công cụ giao dịch mạnh mẽ trong phân tích kỹ thuật của thị trường tài chính. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ được các thông tin và áp dụng chỉ báo khi giao dịch. Việc áp dụng chỉ báo Ichimoku vào đầu tư đòi hỏi nhà giao dịch có kiến thức chuyên môn vững chắc. Trong bài viết dưới đây của Forex Trading sẽ giúp các bạn tìm hiểu cụ thể hơn về cách sử dụng chỉ báo này nhé.
Ichimoku chart và những thông tin cơ bản về mây Ichimoku
Ichimoku là chỉ báo độc lập và đáng tin cậy. Chỉ báo này được nhiều nhà đầu tư trên thế giới ưa thích.
Lịch sử hình thành Ichimoku là gì?
Mây Ichimoku chart được hình thành bởi một nhà báo người Nhật Bản. Đây là một chỉ báo rất thông dụng trên thị trường tài chính. Mây Ichimoku hoàn toàn có thể được sử dụng độc lập khi giao dịch và chúng có cách sử dụng vô cùng đơn giản. Ichimoku đưa ra những tín hiệu vô cùng chính xác và rõ ràng cho nhà đầu tư.
Vào năm 1935, nhà báo người Nhật Bản Goichi Hosoda đã cùng với các đồng nghiệp hoàn thiện nên hệ thống giao dịch Ichimoku. Nhưng chỉ đến năm 1969, Hosoda mới đưa ra quyết định xuất bản nó. Tính đến thời điểm hiện nay, Ichimoku vẫn là một trong số những chỉ báo linh hoạt thường được sử dụng trên thị trường.
Khái niệm cơ bản cần biết về Ichimoku chart
Đây là một chỉ báo kỹ thuật dùng để xác định các mức hỗ trợ, mức kháng cự. Bên cạnh đó nó cũng đo lường thêm xu hướng, động lượng và cung cấp những tín hiệu giao dịch ngoại hối cho nhà đầu tư. Biểu đồ Ichimoku cũng có thể thể hiện được xu hướng tăng hoặc giảm trên thị trường. Lấy một ví dụ đơn giản với mây Ichimoku, khi đám mây chuyển từ màu đỏ sang xanh lam, đó là tín hiệu tăng giá. Trong khi thay đổi từ màu xanh sang màu đỏ là cảnh báo đảo chiều giá. Mây cao hơn cho thấy thị trường đang giao dịch rất sôi động. Ngược lại nhìn thấy mây mỏng nghĩa là thị trường ảm đạm và ít giao dịch.
Ý nghĩa của chỉ báo mây Ichimoku nhà đầu tư nào cũng cần biết
Ichimoku chart được công nhận là một chỉ báo kỹ thuật tiên tiến. Nó cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin hữu ích và chính xác hơn so với các công cụ phân tích kỹ thuật truyền thống.. Nhưng không phải lúc nào nó cũng cung cấp tín hiệu hoàn hảo, hoàn toàn chính xác. Ichimoku là hệ thống giao dịch theo xu hướng nên sẽ có độ trễ nhất định.
Nhà đầu tư khi sửu dụng chỉ báo này cần lưu ý rằng. Nếu vào thời điểm xu hướng thị trường không rõ ràng, chỉ báo Ichimoku chart có thể đưa ra những tín hiệu sai lệch. Vì vậy, nhà đầu tư nên kết hợp Ichimoku với các chỉ báo khác để giảm thiểu rủi ro trong phân tích và giao dịch.
Xem thêm: Khám phá Ichimoku – chỉ báo dành cho chuyên gia
Chỉ báo Ichimoku chart bao gồm thành phần nào?
Chỉ báo Ichimoku chart được gọi là “đám mây” vì nó trông giống như một đám mây trên biểu đồ. Nó được xây dựng trên các đường MA và hoàn toàn có thể giúp bạn xác định xu hướng giá cũng như các ngưỡng hỗ trợ kháng cự.
Đường cơ sở Kijun-Sen và đường chuyển đổi Tenkan-Sen của chỉ báo Ichimoku
Tương tự như chỉ báo MA, khi đường giá nằm trên đường Tenkan-Sen nghĩa là giá đang trong xu hướng tăng sắp xảy ra. Nếu đường giá nằm trên đường Kijun-Sen nghĩa là giá đang trong xu hướng tăng dài hạn.
Kijun-sen và tenka-sen đều được tính bằng công thức (Giá cao nhất + Giá thấp nhất)/2. Lưu ý rằng các chỉ báo Ichimoku chart này có độ trễ tự nhiên dưới dạng các đường MA. Khi Tenkan-Sen cắt qua Kijun-Sen từ phía dưới lên, phía trên nó có thể tạo ra tín hiệu mua và ngược lại.
Đường trễ Chikou-Span
Sử dụng đường trễ, ta có thể thấy được giá đang ở mức cao hay thấp. Đường Chikou-Span cho biết xu hướng của thị trường đang là tăng hay giảm. Nếu chúng cắt đường giá từ phía dưới lên và cách xa khỏi đường giá. Thì đây chính là một xu hướng tăng mạnh và ngược lại.
Đường dẫn A và đường dẫn B trong Ichimoku chart
Senkou-Span A được coi là hỗ trợ hoặc kháng cự trong một xu hướng tăng. Hoặc xu hướng giảm, giá phản ứng ở những khu vực này. Senkou-Span B được tính toán trong một khoảng thời gian dài hơn nên tần suất đi ngang nhiều hơn. Công thức của Senkou-Span A bằng (Kijun-sen + Tenkan-Sen)/2
Các vùng bên này là tín hiệu cho thấy giá đã dao động mạnh và đây cũng là cơ sở của vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đáng tin cậy. Độ dày của các đám mây Ichimoku chart cũng cho thấy biến động giá, các đám mây càng dày thì giá càng mạnh. Khi đường giá vượt lên trên đám mây Ichimoku, nó sẽ tạo ra một xu hướng tăng. Và khi giá phá vỡ dưới đám mây, nó sẽ tạo ra một xu hướng giảm.
Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản sàn Exness trên điện thoại
Các chiến lược khi áp dụng theo tín hiệu mây Ichimoku
Chỉ báo Ichimoku chart sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về sự cân bằng của biểu đồ. Nhà giao dịch có thể áp dụng chỉ báo này để xác định các xu hướng của thị trường. Chỉ báo này sẽ được hoạt động một cách tốt nhất khi thị trường đã có một xu hướng nhất định.
Chiến lược theo tín hiệu khi đường Tenkan-Sen cắt đường Kijun-Sen
Với chiến lược theo tín hiệu khi đường Tenkan-Sen cắt đường Kijun-Sen sẽ giúp nhà đầu tư xác định được điểm vào lệnh Buy/Sell thuận lợi. Tín hiệu buy xuất hiện khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen theo hướng từ phía dưới lên.
Và nếu điểm giao cắt này nằm ở phía trên của đám mây thì là dấu hiệu cho điểm Buy. Với tín hiệu Sell xuất hiện khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen theo dưới trên xuống và điểm giao nằm trên đám mây. Áp dụng chỉ báo vào chiến lược như sau. Nhà đầu tư vào lệnh theo nến tín hiệu, nếu xanh thì Buy và nếu đỏ thì Sell. Cắt lỗ dưới vùng tín hiệu nếu là lệnh Buy và trên vùng tín hiệu nếu là lệnh Sell.
Chiến lược theo tín hiệu Ichimoku chart khi đường Chikou-Span cắt đường giá
Đây là một chiến lược vô cùng hiệu quả khi áp dụng. Tín hiệu mua khi đường Chikou-Span cắt đường giá từ dưới lên, đường Chikou di chuyển ra xa đường giá. Tín hiệu bán khi đường Chikou-Span cắt đường giá từ trên xuống dưới, sau đó đường Chikou di chuyển ra xa đường giá.
Áp dụng chỉ báo Ichimoku chart khi vào lệnh như sau. Xác định điểm vào lệnh theo nến tín hiệu nằm gần phía giao cắt của đường Chikou và giá. Nến xanh đặt lệnh Buy và nến đỏ đặt lệnh Sell.
Chiến lược theo tín hiệu Ichimoku khi đường Senkou-Span A cắt Senkou-Span B
Đây là hai đường quan trọng tạo nên đám mây Kumo. Dựa vào tín hiệu giao nhau của 2 đường này bạn có thể tìm được lệnh Buy/Sell hiệu quả. Tín hiệu Buy khi Senkou Span A vượt Senkou Span B từ dưới lên trên. Tín hiệu Sell khi Senkou Span A vượt lên trên đường Senkou Span B. Màu sắc của mây tích thay đổi từ xanh sang đỏ.
Áp dụng chỉ báo Ichimoku khi vào lệnh như sau. Tại cây nến màu xanh ở gần với khu vực gia cắt có lệnh Buy. Và cây nến có tín hiệu giảm ở gần vùng cắt sẽ có lệnh Sell.
Kết luận
Để có thể sử dụng Ichimoku chart một cách hiệu quả nhất, nhà đầu tư cần kết hợp với nhiều chỉ báo khác nhau. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần trang bị cho bản thân kiến thức chuyên môn vững chắc. Hãy cùng Forex Trading đi tìm hiểu cách áp dụng chỉ báo Ichimoku vào đầu tư ngay bây giờ.
FAQs
Sử dụng Ichimoku có chắc chắn điểm vào lệnh đúng hoàn toàn không?
Không có chỉ báo nào có thể cho ra điểm vào lệnh đúng 100%. Nhà đầu tư cần có chuyên môn để cho ra xác suất đặt lệnh cao nhất.
Trên TradingView có thể sử dụng kết hợp chỉ báo Ichimoku hay không?
TradingView tích hợp nhiều các loại chỉ báo, nhà đầu tư hoàn toàn có thể sử dụng thêm cả Ichimoku.
Nên sử dụng chỉ báo khi giao dịch trên thị trường nào?
Nhà đầu tư có thể áp dụng chỉ báo trên thị trường đầu tư ngoại hối cho tất cả các tài sản.