Nhập mã đối tác
yjgj5uiu0m
để được hỗ trợ

Indicator – Tăng khả năng phân tích, dự báo chính xác

Indicator là thuật ngữ mà có lẽ bất kỳ trader nào cũng cần nắm rõ để áp dụng trong quá trình giao dịch Forex của mình. Vậy bạn đã hiểu Indicator Trading là gì chưa? Nếu chưa thì còn chần chừ gì nữa mà không cùng Forex Trading tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nào!

Giải đáp thuật ngữ “Indicator” trong phân tích kỹ thuật Forex

Trước khi đi vào các phần chuyên sâu hơn của bài viết, đầu tiên bạn phải hiểu được thuật ngữ Indicator là gì?

Khái niệm Indicator là gì?

Indicator là thuật ngữ dùng để chỉ các công cụ phân tích, chỉ báo kỹ thuật được nhà đầu tư sử dụng khi giao dịch trên thị trường tài chính, trong đó có thị trường Forex. Quá trình hình thành của các chỉ báo dựa trên các dữ liệu về giá cũng như khối lượng giao dịch trong quá khứ.

Trong số các Indicator, có chỉ báo được hiển thị trực tiếp trên biểu đồ giá, bám sát vào những biến động của giá thị trường, điển hình như PSAR, Ichimoku…Tuy nhiên, cũng có những chỉ báo không nằm trên biểu đồ mà được hiển thị ở bên dưới hoặc phải mở giao diện để quan sát như: RSI, MACD,…

Dựa vào việc phân tích các Indicator, nhà đầu tư có thể dự đoán được xu hướng của giá trong tương lai. Từ đó, đưa ra phương án đầu tư thích hợp.

Indicator là gì?
Indicator là gì?

Phân loại các chỉ báo Indicator Forex hiện nay

Hiện nay, các Indicator Forex được chia thành 2 loại chính bao gồm: các chỉ báo nhanh và các chỉ báo chậm.

Indicator Trading nhanh (Leading Indicator)

Indicator Trading nhanh là các chỉ báo cung cấp tín hiệu của thị trường trước khi hành động giá diễn ra. Các chỉ báo này được tính toán dựa trên dữ liệu giá trong quá khứ. 

Các chỉ số nằm trong nhóm Indicator nhanh bao gồm: RSI, CCI, Stochastic…

Việc tính toán chính xác các chỉ báo này giúp nhận biết được vùng quá mua, quá bán để dự đoán thời điểm giá đảo chiều. Từ đó, nhà đầu tư tìm được cơ hội đầu tư thích hợp nhất. 

Đặc điểm chung của nhóm chỉ báo này là chúng thường di chuyển trong một vùng cố định. Nếu như RSI từ 0 đến 100 thì CCI lại di chuyển trong vùng từ -100 cho đến +100.

Các chỉ báo chậm (Lagging Indicator)

Đúng như tên gọi của nó, các chỉ báo chậm thường có độ trễ hơn so với các chỉ báo nhanh. Chúng chạy theo sau hành động giá. Mặc dù đi sau hành động giá tuy nhiên, các tín hiệu và xu hướng của nhóm chỉ báo này lại có ưu điểm bớt nhiễu hơn các chỉ số nhanh. Chính vì vậy mà nhóm chỉ báo này sẽ phù hợp hơn với những nhà đầu tư dài hạn, có xu hướng giữ lệnh trong một thời gian dài. 

Thuộc nhóm Indicator chậm sẽ có một số chỉ báo điển hình như: Bollinger Band, MA, Momentum…

Phân tích các chỉ báo Indicator phổ biến

Để giúp bạn hiểu hơn về Indicator trong giao dịch Forex, hãy cùng phân tích một số chỉ báo phổ biến.

Các Indicator xu hướng

Nhóm các chỉ báo xu hướng có vai trò giúp nhà đầu tư dự đoán được xu hướng giá của thị trường. Đó có thể là xu hướng tăng, xu hướng giảm hoặc sideways. Nằm trong nhóm các Indicator xu hướng bao gồm: MA, PSAR, Ichimoku…

Ichimoku Indicator là gì?

Ichimoku là một tập hợp bao gồm nhiều chỉ báo kỹ thuật giúp nhà đầu tư nhận biết được tín hiệu của thị trường trên biểu đồ nến. Qua Ichimoku Indicator, nhà đầu tư có thể nắm được một số thông tin quan trọng như: xu hướng giá, động lực cũng như sức mạnh của xu hướng, vùng kháng cự và hỗ trợ, đồng thời giúp đưa ra được tín hiệu vào lệnh, đóng lệnh đúng thời điểm.

Ichimoku giúp xác định vùng kháng cự, hỗ trợ
Ichimoku giúp xác định vùng kháng cự, hỗ trợ

Chỉ báo Ichimoku bao gồm 5 thành phần: đường Tenkan-sen, đường Kijun-sen, đường Senkou Span A, đường Senkou Span B và đường Chikou Span.

– Đường Tenkan-sen được tính bằng cách cộng mức giá cao nhất và thấp nhất ở 9 phiên giao dịch rồi chia cho 2. Đường này giúp nhà đầu tư tìm ra mức kháng cự, hỗ trợ và tín hiệu đảo chiều của giá.

– Đường Kijun-sen (đường cơ sở): Đường được tính bằng cách cộng mức giá cao nhất và thấp nhất trong 26 phiên giao dịch rồi chia cho 2. Đường đại diện cho mức kháng cự chính và hỗ trợ chính. Dựa vào đường này, nhà đầu tư dự đoán được sự thay đổi của xu hướng và tìm ra điểm cắt lỗ phù hợp.

– Đường Senkou Span A được tính bằng cách cộng Tenkan-sen và Kijun-sen lại với nhau rồi chia cho 2. Đường được sử dụng với mục đích xác định các khu vực kháng cự và khu vực hỗ trợ trong thời gian tới.

– Đường Senkou Span B được tính bằng cách cộng mức cao nhất và mức thấp nhất ở 52 phiên giao dịch rồi chia cho 2. Đường giúp xác định các khu vực kháng cự và hỗ trợ trong tương lai.

– Đường Chikou Span được xác định bởi giá đóng cửa ở giai đoạn hiện tại nhưng vẽ lùi về 26 phiên giao dịch. Đường này giúp xác định các khu vực kháng cự và khu vực hỗ trợ có thể có.

MA trong phân tích kỹ thuật Forex

MA là từ viết tắt của Moving Average có nghĩa là đường trung bình động. Dựa vào đường trung bình động, nhà đầu tư có thể biết được giá của thị trường đang trong xu hướng tăng, xu hướng giảm hay đi ngang. Từ đó, đưa ra dự đoán tiếp theo của thị trường và vào lệnh. Có 3 loại đường MA bao gồm: đường SMA, đường EMA và đường WMA.

  • Đường SMA được xem là dạng đơn giản nhất của đường MA. Đây là chỉ số trung bình cộng của các mức giá đóng cửa thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Đường EMA là đường trung bình động hàm số mũ. Đường này chỉ được tính khi xảy ra biến động giá có dấu hiệu bất thường trong thời gian ngắn. 
  • Đường WMA là đường trung bình trượt. WMA được sử dụng giúp xác định các tín hiệu của thị trường gần đây. WMA không bị nhiễu bởi lịch sử dữ liệu giá.

Các Indicator Forex đo lường biến động

Các Indicator phổ biến tiếp theo là nhóm dùng để đo lường biến động. Nhóm này bao gồm các chỉ báo như: Bollinger Bands, ATR…

Chỉ báo Bollinger Bands

Bollinger Bands là sự kết hợp của đường trung bình động MA và độ lệch chuẩn. Chỉ báo Bollinger Bands bao gồm 1 đường trung bình động nằm ở giữa. Bên trên và bên dưới là 2 đường biên.

Chỉ báo Bollinger Bands giúp nhà đầu tư xác định xu hướng của thị trường
Chỉ báo Bollinger Bands giúp nhà đầu tư xác định xu hướng của thị trường

Khoảng cách của đường MA đến các dải Bollinger chính là mức biến động giá. Khi giá biến động mạnh, dải Bollinger sẽ có xu hướng mở rộng ra. Ngược lại, khi giá biến động ít, dải Bollinger dần thu hẹp.

Cách tính Bollinger Bands:

Dải bollinger giữa là đường trung bình động của giá trong vòng 20 ngày. SMA (20) được tính bằng trung bình cộng giá đóng cửa ở 20 phiên giao dịch.

Dải trên = SMA (20) + 2 x Độ lệch chuẩn của giá trong vòng 20 ngày.

Dải dưới = SMA (20) – 2 x Độ lệch chuẩn của giá trong vòng 20 ngày.

Indicator Trading ATR

ATR là từ viết tắt tiếng Anh của Average True Range, có nghĩa là khoảng dao động thực tế trung bình. ATR được sử dụng với mục đích đo lường sự biến động giá Forex trong một khoảng thời gian cụ thể. Từ đó, các nhà đầu tư đánh giá được mức độ rủi ro của thị trường. Bên cạnh đó còn xác định được chính xác thời điểm vào lệnh, cắt lỗ. 

Các chỉ báo động lượng trong phân tích kỹ thuật Forex

Nhóm các Indicator động lượng trong phân tích kỹ thuật Forex bao gồm: MACD, RSI…

Chỉ báo MACD

MACD là từ viết tắt của Moving Average Convergence Divergence, tức đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Đường cung cấp các tín hiệu về biến động giá của thị trường giúp trader vào lệnh/thoát lệnh đúng lúc. Đường MACD được xác định dựa vào độ chênh lệch của đường trung bình động EMA (12) và EMA (26).

MACD = EMA (12) – EMA (26)

MACD dương cho thấy thị trường có dấu hiệu tăng trường. Ngược lại, khi MACD âm thì thị trường lại đang rơi vào tình trạng suy thoái.

Chỉ báo RSI Trading

RSI là chỉ báo được sử dụng để xác định xu hướng tiếp diễn của thị trường. Chỉ báo này được thể hiện dưới dạng dao động giữa 2 biên từ 0 cho đến 100. 

Quy tắc khi sử dụng Indicator trong giao dịch nhằm đạt tối đa hiệu quả

Trong quá trình sử dụng Indicator để phân tích kỹ thuật Forex, nhà đầu tư cần nắm vững một số quy tắc sau đây để đạt hiệu quả tối đa.

Quy tắc sử dụng Indicator hiệu quả
Quy tắc sử dụng Indicator hiệu quả

Không sử dụng một Indicator riêng lẻ

Đầu tiên, bạn không nên sử dụng bất kỳ một Indicator nào riêng lẻ. Bởi lẽ, bạn biết đấy, chỉ báo nào cũng có những tính năng riêng và chỉ dự báo được một phần nhất định của thị trường. Chính vì vậy, bạn hãy kết hợp nhiều chỉ báo lại với nhau để đánh giá xu hướng. Chỉ khi có sự kết hợp của nhiều chỉ báo thì dự đoán mới có độ chính xác cao, mang lại lợi nhuận tối đa cho nhà đầu tư.

Song hành với các chiến lược phân tích kỹ thuật Forex cụ thể và chi tiết

Điều cấm kỵ đối với các nhà đầu tư Forex đó là giao dịch theo cảm tính. Việc giao dịch theo cảm tính trong một số trường hợp có thể mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, nó cũng mang đến những rủi ro không hề nhỏ. Thay vào đó, bạn phải dựa vào các chiến lược phân tích kỹ thuật để phân tích, đánh giá. Như vậy thì linh cảm của bạn mới có cơ sở để thành công.

Thử nghiệm Indicator Trading trên tài khoản Demo

Đối với những nhà đầu tư vừa mới chập chững bước chân vào thị trường Forex, bạn nên dành nhiều thời gian để thực hành phân tích các chỉ báo kỹ thuật. Bạn có thể lập tài khoản Demo rồi thử nghiệm Indicator Trading. Sau một thời gian, khi đã nắm vững cách thức phân tích, giao dịch thì bạn hãy lập tài khoản chính thức và bỏ vốn. 

Quy tắc sử dụng Indicator trong Forex không khó. Tuy nhiên, đối với những newbie, việc ghi nhớ quá nhiều chỉ báo khiến bạn đau đầu. Nếu vậy thì bạn có thể tìm hiểu về RSI Indicator. Đây được xem là chỉ báo động lượng quan trọng và hiệu quả nhất. Bạn có thể áp dụng ở hầu hết các giao dịch.

Tìm hiểu về RSI Indicator – Một trong những chỉ báo động lượng hiệu quả nhất

RSI là chỉ báo mà trader nào cũng cần phải nắm rõ để áp dụng trong quá trình đầu tư của mình.

Khái niệm RSI Indicator là gì?

RSI là từ viết tắt tiếng Anh của Relative Strength Index tức chỉ số sức mạnh tương đối. Chỉ số này được sử dụng để đo lường sự thay đổi của giá Forex và được thể hiện dưới dạng biểu đồ. Biểu đồ này di chuyển ở giữa 2 biên có giá trị từ 0 cho đến 100. Biểu đồ này nằm ở phía dưới biểu đồ giá. 

RSI là chỉ số sức mạnh tương đối
RSI là chỉ số sức mạnh tương đối

Ở trên biểu đồ, bạn chú ý 3 mốc quan trọng là mốc 30, 50 và 70.

Mức 50 không biểu thị xu hướng. 

Nếu RSI < 30, thị trường ở mức quá bán, giá Forex đang có xu hướng giảm.

RSI > 70, thị trường đang ở mức quá mua, giá Forex có xu hướng tăng lên.

Ý nghĩa và vai trò của chỉ báo RSI nâng cao trong Forex

Indicator RSI có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đầu tư Forex. Cụ thể:

Chỉ số RSI giúp xác định tín hiệu mua/bán Forex

Khi mức Indicator RSI >70, tức đang ở vùng quá mua. Mức giá Forex đang trên đà tăng mạnh. Lúc này, nhà đầu tư có thể xem xét để bán một phần tài sản Forex của mình để thu lời.

Ngược lại, nếu RSI < 30 là thuộc phạm vi vùng quá bán. Forex đang được bán ra với khối lượng khá lớn khiến mức giá giảm xuống. Mức RSI này cũng phản ánh rằng, Forex có thể sẽ tăng lên trở lại trong tương lai. Nhà đầu tư nên tận dụng mức giá thấp mua vào. 

Trong trường hợp RSI bằng 50 tức đang là ở mức trung bình. Giá Forex có thể tăng hoặc giảm. Nếu mức Indicator RSI vượt lên trên 50, forex sẽ tăng giá. Nếu RSI dưới 50, forex sẽ giảm giá. 

Thông thường, RSI dưới 30 là vùng quá bán, trên 70 là vùng quá mua, tuy nhiên, để xác định rõ hơn xu hướng, các trader cũng có thể điều chỉnh mức 20 đối với vùng quá bán và 80 đối với vùng quá mua.

Indicator RSI thể hiện sự thay đổi hướng của giá

Dựa vào sự phân kỳ, nhà đầu tư cũng nhận biết được sự thay đổi hướng của giá. Sự phân kỳ xảy ra khi mà giá của Forex di chuyển ngược lại với chỉ báo kỹ thuật. Điều này chứng tỏ rằng giá đang có xu hướng suy yếu dần và có thể thay đổi. Có 2 loại phân kỳ chủ yếu là phân kỳ âm và phân kỳ dương.

  • Phân kỳ dương xảy ra khi mà biểu đồ giá liên tục giảm, đáy sau thấp hơn so với đáy trước. Tuy nhiên, RSI lại có xu hướng tăng lên. Đây là một tín hiệu cho thấy giá có thể sẽ tăng lên. Trong trường hợp này, nhà đầu tư có thể bắt đáy để nắm thời cơ và tạm thời không nên bán Forex ra.
  • Phân kỳ âm: Phân kỳ âm xảy ra khi đồ thị giá liên tục tăng, tức đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Tuy nhiên, Indicator RSI lại giảm. Điều này thể hiện rằng giá Forex có thể sẽ giảm mạnh xuống. Nhà đầu tư đang nắm giữ Forex trong tay có thể bán chốt lời.

Xem thêm: Làm chủ “cuộc chơi” Forex cùng với Price action

Công thức tính Indicator Trading RSI

Indicator Trading RSI được tính bằng công thức sau:

RSI = 100 – 100/ (1 + RS)

Trong đó:

  • RS được tính bằng Trung bình tổng số kỳ tăng / Trung bình tổng số kỳ giảm
  • Thời gian tính là 14 ngày gần nhất.

Ví dụ: Trong 14 ngày gần nhất, thị trường đóng cửa cao hơn trong 7 ngày, mức tăng trung bình là 2%. Trong 7 ngày còn lại, mức giá đóng cửa trung bình là -0,8%. RSI được tính như sau:

RS = (2% /14) / (0,8% / 14) = 2,5

RSI = 100 – 100/ (1 + 2,5) = 71,4

RSI = 71,4 > 70 chứng tỏ thị trường đang ở vùng quá mua. Giá của Forex đang có xu hướng tăng lên. Nếu đang nắm giữ tài sản, nhà đầu tư có thể xem xét bán chốt lời.

Hướng dẫn cách áp dụng Indicator RSI hiệu quả trên nền tảng Tradingview

Để sử dụng Indicator RSI trên nền tảng Tradingview, bạn cần mở chỉ báo này trên ứng dụng. Để mở Indicator RSI trên Tradingview, bạn thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập vào website Tradingview trên Google, tìm mã Forex mà mình muốn giao dịch.

Bạn truy cập vào Tradingview và chọn tài sản giao dịch
Bạn truy cập vào Tradingview và chọn tài sản giao dịch

Bước 2: Phía trên thanh công cụ, bạn chọn Indicator.

Bạn chọn Indicator trên thanh công cụ
Bạn chọn Indicator trên thanh công cụ

Bước 3: Ở mục Indicator, bạn tìm kiếm và chọn RSI. Lúc này, giao diện của RSI sẽ được hiện lên. Bạn quan sát để xác định vùng quá mua, quá bán và phân tích.

Bảng hiển thị xuất hiện, bạn chọn chỉ báo RSI để xem và phân tích
Bảng hiển thị xuất hiện, bạn chọn chỉ báo RSI để xem và phân tích

Kết luận

Ở trên chính là tất cả các thông tin cần thiết về các chỉ báo Indicator trong đầu tư Forex. Bạn hãy tham khảo thật kỹ và áp dụng trong quá trình giao dịch của mình nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên thường xuyên ghé Forex Trading để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về Forex nhé. Chúc bạn luôn thành công!

FAQs:

Các chỉ báo Indicator có được hiển thị trên Tradingview không?

Hầu hết các chỉ báo Indicator Forex đều được hiển thị trên Tradingview, bạn không cần phải mất thời gian tính toán. Có chỉ số được biểu thị ngay trên biểu đồ giá. Tuy nhiên, cũng có chỉ số không hiển thị ở trên biểu đồ. Bạn chỉ cần chọn Indicator trên thanh công cụ và chọn tên chỉ báo để hiển thị.

Ngoài các chỉ báo Indicator ở trên thì còn có những chỉ báo nào khác?

Ngoài các chỉ báo Indicator đã được giới thiệu ở trên thì còn khá nhiều chỉ báo khác như: OBV, A/D, ADX, CCI, MFI…

Indicator RSI có hạn chế gì không?

Chỉ số RSI có tính chính xác khá cao trong dài hạn. Tuy nhiên, vì là chỉ báo Indicator động lượng nên dù tài sản có sự thay đổi khá lớn về số lượng ở cả 2 xu hướng tăng và giảm thì mức RSI vẫn duy trì mức quá mua và quá bán như vậy trong thời gian dài. Điều này có thể khiến nhà đầu tư dự đoán sai và thua lỗ. 

Nhập mã đối tác
yjgj5uiu0m
để được hỗ trợ

Cùng thảo luận

Nhận Ebook-EA

Ebook

Hướng dẫn nhận tài liệu Ebook-EA: Tại đây