Kháng cự và hỗ trợ là một trong những bài học vỡ lòng đầu tiên mà bất kỳ trader nào cũng cần phải biết. Tuy nhiên, việc biết không đồng nghĩa với việc bạn có thể hoàn toàn sử dụng được. Vì vậy, bài viết dưới đây Forex Trading xin giới thiệu tới bạn một số thông tin về đường hỗ và kháng cự. Hãy tham khảo để biết rõ hơn về loại đường này nhé!
Giới thiệu chung về đường kháng cự và hỗ trợ trong Forex
Kháng cự và hỗ là vùng giá mà tại đó giá đảo chiều tăng hoặc giảm. Đồng thời, có khả năng sẽ lặp đi lặp lại trong tương. Để biết rõ hơn về thông tin loại đường này thì tham khảo ngay thông tin dưới đây:
Hỗ trợ kháng cự là gì?
Hỗ trợ và kháng cự là một trong những khái niệm cơ bản trong phân tích kỹ thuật. Nhằm giúp xác định vùng giá mà tại đó xu hướng giá có khả năng đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng.
Mức hỗ trợ là loại mức giá tại đó xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều tăng. Khi giá giảm xuống mức hỗ trợ, lực cầu có xu hướng tăng lên, đẩy giá trở lại lên.
Mức kháng cự là mức giá mà tại đó xu hướng tăng được kỳ vọng sẽ đảo chiều giảm. Khi giá tăng lên mức kháng cự, lực cung có xu hướng tăng lên. Quá trình này sẽ khiến cho giá khó có thể vượt qua được.
Các yếu tố tạo nên đường hỗ trợ và kháng cự
Kháng cự và hỗ trợ trong Forex được hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Lượng giao dịch: Vùng giá có khối lượng giao dịch lớn thường có xu hướng trở thành vùng hỗ trợ kháng cự mạnh.
- Tâm lý thị trường: Tâm lý đám đông có thể gây ảnh hưởng đến hành vi mua bán của nhà đầu tư. Từ đó, mà tạo ra vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.
- Các sự kiện tin tức: Các sự kiện tin tức quan trọng có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Xuất phát từ đó mà tạo ra vùng hỗ trợ hoặc kháng cự tạm thời.
Xem thêm: Mọi điều bạn nên biết về momentum Forex!
Ý nghĩa vùng kháng cự hỗ trợ
Kháng cự hỗ trợ là loại công cụ có nhiều ý nghĩa khác nhau. Dưới đây, là một số ý nghĩa nhà giao dịch có thể tham khảo:
Nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định điểm mua và bán. Khi thấy giá chạm đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự có thể tiến hành mua hoặc bán.
Có thể sử dụng loại vùng này để đặt điểm cắt lỗ và chốt lời cho các loại giao dịch.
Việc hiểu rõ về hỗ trợ kháng cự sẽ giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro tốt hơn trong suốt thời gian thực hiện giao dịch.
Cách xác định vùng kháng cự và hỗ trợ nhanh chóng
Để biết cách sử dụng vùng hỗ trợ kháng cự trong chiến lược thực hiện giao dịch. Nhà đầu tư cần biết cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Dưới đây, là một số cách bạn có thể thực hiện theo:
Xác định đường hỗ trợ và kháng cự căn cứ theo vùng giá đang giao dịch
Mức hỗ trợ và kháng cự là một vùng giá xuất hiện trên biểu đồ. Bóng nến thường được dùng để xác định vùng này. Còn vùng kháng cự sẽ được tính từ giá cao nhất của khu vực bóng nến phí trên. Còn loại vùng hỗ trợ sẽ được tính từ giá thấp nhất của khu vực phía bóng nến dưới. Nếu thấy trên vùng này có xuất hiện nhiều bóng nến. Thì chứng tỏ đây chính là vùng kháng cự hỗ trợ.
Dùng biểu đồ để xác định vùng kháng cự và hỗ trợ
Để xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự bằng biểu đồ, bạn có thể sử dụng các phương pháp sau:
Phân tích mức giá cao và thấp trong quá khứ:
- Xác định các đỉnh và đáy: Quan sát biểu đồ giá xác định điểm cao nhất và thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Những điểm này có thể sẽ đóng vai trò là vùng hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng.
- Vẽ đường xu hướng: Nối liền các đỉnh hoặc đáy để tạo thành đường xu hướng. Đường xu hướng có thể là đường thẳng, đường cong hoặc đường gãy khúc. Vùng giá có xu hướng gặp phải sự kháng cự hỗ trợ khi nó tiếp cận đường xu hướng.
Sử dụng các loại chỉ báo kỹ thuật phổ biến:
- Dùng MA để xác định đường kháng cự và hỗ trợ: MA là đường cong được vẽ bằng cách trung bình giá trong khoảng thời gian nhất định. Các đường MA phổ biến bao gồm MA 50, MA 100 và MA 200. Vùng giá có xu hướng gặp phải sự đường hỗ trợ và kháng cự khi tiếp cận các đường MA.
- Đường Bollinger Bands: Bollinger Bands là hai đường được vẽ song song với đường MA nhằm tạo thành một dải giá. Vùng giá có xu hướng gặp phải sự hỗ trợ hoặc kháng cự khi nó chạm đến đường Bollinger Bands trên hoặc dưới.
- Fibonacci retracement: Fibonacci retracement là công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng để xác định mức hỗ trợ kháng cự tiềm năng. Các mức Fibonacci retracement phổ biến bao gồm 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8% và 78,6%.
Kết hợp đường MACD để xác định đường kháng cự và hỗ trợ trong Forex
Tiến hành kết hợp MACD với đường hỗ trợ và kháng cự bạn có thể biết được các điểm tiềm năng mà giá có thể đảo chiều. Dưới đây là cách kết hợp bạn có thể tham khảo.
Sử dụng đường MACD để xác định điểm cắt: Khi đường MACD cắt lên đường tín hiệu từ dưới lên. Có thể thấy đây là dấu hiệu xu hướng tăng đang bắt đầu. Và vùng giá hiện tại có thể đóng vai trò là hỗ trợ trong thời gian ngắn hạn. Còn trường hợp khi đường MACD cắt xuống đường tín hiệu từ trên xuống. Thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy đường xu hướng giảm đang bắt đầu. Và vùng giá hiện tại sẽ đóng vai trò là kháng cự trong ngắn hạn.
Sử dụng đường MACD để xác định phân kỳ: Nếu phân kỳ tăng thì giá tạo ra mức cao mới nhưng đường MACD không tạo ra mức cao mới tương ứng. Đây có thể là tín hiệu cho thấy xu hướng tăng sắp kết thúc. Vùng giá hiện tại đóng vai trò là kháng cự tiềm năng. Nếu đường phân kỳ giảm khi đó giá tạo ra mức thấp mới. Đây chính là loại tín hiệu cho thấy xu hướng giảm sắp kết thúc. Vùng giá hiện tại sẽ đóng vai trò là hỗ trợ tiềm năng.
Xem thêm: Tối ưu hóa giao dịch khi đăng ký tài khoản IC Markets
Lưu ý khi sử dụng vùng kháng cự và hỗ trợ
Hỗ trợ kháng cự là những công cụ phân tích kỹ thuật quan trọng giúp nhà đầu tư xác định điểm giá tiềm năng. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều sau để quá trình sử dụng được diễn ra an toàn:
- Hỗ trợ kháng cự không phải là những mức giá chính xác: Giá thị trường không phải lúc nào cũng đúng theo các vùng hỗ trợ và kháng cự. Vì cái này chỉ là những vùng có khả năng ảnh hưởng đến xu hướng giá. Do đó, nhà đầu tư cần linh hoạt và điều chỉnh chiến lược giao dịch của mình sao cho phù hợp.
- Thay đổi theo thời gian và biến động thị trường: Do ảnh hưởng của các yếu tố như tin tức, tâm lý nhà đầu tư…các đường hỗ trợ và kháng cự có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, cần thường xuyên cập nhật thông tin thị trường để theo dõi sự thay đổi.
- Cần kết hợp với nhiều phương pháp phân tích: Chỉ sử dụng loại đường này có thể sẽ không đủ để đưa ra quyết định giao dịch. Do đó, nhà đầu tư cần kết hợp nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật. Ví dụ như phân tích biểu đồ giá, sử dụng các chỉ báo kỹ thuật….
- Cần quản lý rủi ro: Thực hiện giao dịch dựa vào vùng này luôn đi kèm với nhiều rủi ro. Do đó, cần đặt ra điểm cắt lỗ hợp lý cho mỗi giao dịch để hạn chế bị thua lỗ.
Kết luận
Bài viết trên là toàn bộ các thông tin về kháng cự và hỗ trợ mà nhiều người đang thắc mắc. Đường hỗ trợ và kháng cự đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích kỹ thuật, đánh giá thị trường. Hy vọng với các nội dung trên của Forex Trading, sẽ giúp bạn sử dụng đúng và thu lại lợi nhuận từ việc áp dụng hỗ trợ kháng. Nếu sau khi tham khảo xong những thông tin trên mà nhà đầu tư có bất cứ thắc mắc gì. Hãy tiến hành trực tiếp liên hệ với chúng tôi ngay nhé!
Câu hỏi thường gặp
Hỗ trợ kháng cự có thể bị phá vỡ khi nào?
Hỗ trợ kháng cự được xem là bị phá vỡ khi giá vượt qua mức đóng cửa ở mức cao hoặc thấp hơn trong một khoảng thời gian nhất định.
Đường hỗ trợ và kháng cự cần kết hợp những phương pháp nào?
Khi sử dụng đường hỗ trợ kháng cự nên kết hợp với phương pháp phân tích biểu đồ giá, sử dụng các chỉ báo kỹ thuật….
Sử dụng chỉ báo kỹ thuật nào để xác định vùng hỗ trợ kháng cự?
Có nhiều chỉ báo kỹ thuật có thể giúp xác định vùng hỗ trợ kháng cự như MACD, đường Bollinger Bands, Fibonacci retracement…