Lý thuyết Dow là một trong những phần không thể thiếu trong quá trình phân tích kỹ thuật. Đồng thời, còn dùng để xác định xu hướng thị trường và đưa ra quyết định đầu tư. Loại lý thuyết này các nhà đầu tư cần biết để có nền tảng cơ bản trong việc ứng dụng trong quá trình phân tích kỹ thuật. Trong bài viết dưới đây, Forex Trading sẽ cho bạn biết được lý thuyết Dow là gì? Vai trò của nó ra sao, nguyên lý hoạt động như thế nào và cần cân nhắc gì khi sử dụng. Vì vậy, đừng bỏ qua mà hãy tham khảo ngay bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
Lý thuyết Dow là gì trong Forex?
Lý thuyết Dow là gì mà khiến nhiều người quan tâm tới vậy. Đọc ngay những thông tin phía dưới đây để biết rõ hơn.
Định nghĩa lý thuyết Dow trong phân tích kỹ thuật
Lý thuyết Dow là một tập hợp các nguyên tắc được dùng để xác định xu hướng biến động của thị trường. Đồng thời, Dow còn được xem là tiền đề, nền tảng và là cơ sở hệ thống đầu tiên để phát triển nhiều loại chỉ số quan trọng trong quá trình phân tích kỹ thuật. Ví dụ như chỉ số RSI, MACD, sóng Elliott, Fibonacci…
Lý thuyết này trước kia được nghiên cứu dựa trên 2 chỉ số là công nghiệp và đường sắt. Còn ngày nay, mặc dù những chỉ số này đã thay đổi nhưng lý vẫn có thể được áp dụng như một loại lý thuyết cơ bản.
Vai trò của lý thuyết Dow với phân tích kỹ thuật cơ bản
Lý thuyết Dow của Charles là một công cụ quan trọng dùng để phân tích kỹ thuật trên thị trường Forex. Lý thuyết này đã được tồn tại hơn một thế và còn phù hợp với thị trường ngày nay. Dưới đây, là một số vai trò quan trọng với phân tích kỹ thuật cơ bản:
Hiểu được xu hướng của thị trường: Loại lý thuyết này có khả năng giúp các nhà đầu tư hiểu được hướng đi của xu hướng thị trường. Bằng cách phân tích kỹ thuật cơ bản thì nhà đầu từ có thể dễ dàng đưa ra quyết định sáng suốt.
Xác định được xu hướng của tài sản: Lý thuyết Dow có thể giúp nhà đầu tư xác định xu hướng dịch chuyển của từng loại tài sản. Bằng cách hiểu được xu hướng đảo chiều của giá tài sản. Nhà giao dịch có thể đưa ra được quyết định tốt hơn về thời điểm mua hoặc bán tốt hơn.
Công cụ để phân tích kỹ thuật: Đây là một công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Có khả năng giúp nhà đầu tư xác định được mức hỗ trợ và kháng cự cũng như các đường xu hướng quan trọng.
Quản lý rủi ro: Bằng cách hiểu được xu hướng của thị trường, nhà đầu tư có thể thực hiện điều chỉnh danh mục đầu tư của mình.
Dự báo diễn biến thị trường: Bằng cách kết hợp phân tích xu hướng và khối lượng giao dịch. Nhà đầu tư có thể đưa ra dự báo về diễn biến tương lai của thị trường, từ đó xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp.
Xem thêm: Thành công hơn qua cách phân tích kỹ thuật này
Mặt hạn chế về lý thuyết Dow là gì?
Ngoài những ưu điểm được nêu trên, lý thuyết Dow cũng có một số hạn chế nhất định. Cụ thể như:
Dựa trên dữ liệu quá khứ: Phân tích kỹ thuật tập trung vào phân tích dữ liệu giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ. Nhằm để dự đoán tình hình xu hướng trong tương lai. Tuy nhiên, thị trường Forex luôn biến động và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Do đó, xu hướng trong quá khứ không đảm bảo lặp lại hoàn toàn trong tương lai. Dự đoán dựa trên dữ liệu cũ có thể dẫn đến sai sót và rủi ro cho nhà đầu tư.
Bỏ qua yếu tố tâm lý: Loại lý thuyết này không đầy đủ trong việc phân tích tâm lý nhà đầu tư. Tâm lý đám đông, sự hoảng loạn hay quá kỳ vọng tích cực dẫn đến những cú sụt giảm hoặc tăng giá đột ngột.
Khó áp dụng trong biến động mạnh: Lý thuyết Dow có thể sẽ gặp khó khăn trong việc phân tích và dự đoán thị trường. Nếu như có sự biến động mạnh hoặc sự kiện bất ngờ. Những biến động này sẽ phá vỡ các xu hướng được xác định. Dẫn đến sai sót trong dự đoán và ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư.
Cần kết hợp với phương pháp khác: Để đạt được hiệu quả tối ưu, cần kết hợp lý thuyết này với nhiều phương pháp khác nhau. Quá trình kết hợp này sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường. Đồng thời, dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt và giảm thiểu rủi ro.
Các nguyên lý cơ bản thuộc lý thuyết Dow
Quá trình phân tích kỹ thuật này thường dựa vào 6 nguyên lý. Dưới đây, là 6 loại nguyên lý nhà đầu tư nên tham khảo:
Tiền đề lý thuyết Dow: Thị trường phản ánh điều gì?
Dựa vào nguyên lý này, thị trường phản ánh nhiều loại thông tin sẵn có. Mọi thứ cần phải biết đều đã được phản ánh trên thị trường thông qua phần giá cả. Giá thường đại diện cho tất cả hy vọng, nỗi sợ hãi và mong đợi của mọi người tham gia. Biến động về lãi suất, kỳ vọng thu nhập, dự báo doanh thu, sáng kiến sản phẩm. Hoặc tất cả những thứ khác được định giá trên thị trường. Nhiều điều bất ngờ có thể xảy ra, nhưng thông thường điều này sẽ gây ảnh hưởng đến xu hướng ngắn hạn. Nhà giao dịch dự vào đây để nghiên cứu các biến động giá trong thời gian tương lai.
3 xu thế thị trường trong lý thuyết Dow là gì?
Một trong những trụ cột quan trọng của lý thuyết này là phân chia thị trường thành 3 xu hướng chính. Các xu hướng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Dưới đây, là phân tích cụ thể của 3 loại xu hướng trong phân tích kỹ thuật cơ bản:
Xu thế chính – cấp 1 trong lý thuyết Dow
Xu hướng chính là xu hướng có tầm quan trọng nhất và chi phối xu hướng phụ và nhỏ. Loại này thể hiện xu hướng chung của thị trường, phản ánh các yếu tố kinh tế vĩ mô. Hoặc phản ánh tâm lý của các nhà đầu tư dài hạn. Có thể đây chính là xu hướng tăng (uptrend) hoặc xu hướng giảm (downtrend). Mặt khác, xu hướng chính cấp 1 trong lý thuyết Dow được xác định bằng cách theo dõi biến động giá của các chỉ số. Ví dụ như Nindex, Dow Jones…
Thời gian hình thành 1 xu thế trong phân tích kỹ thuật
Thời gian hình thành một xu thế trong phân tích kỹ thuật có thể dao động từ 1 đến 3 năm. Hoặc thậm chí sẽ lâu hơn số năm nêu trên. Tuy nhiên, không có con số chính xác cho thời gian hình thành một xu thế. Vì nó thường sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Tình hình kinh tế vĩ mô: Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, xu hướng tăng giá có thể hình thành nhanh hơn. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái, xu hướng giảm giá có thể kéo dài hơn.
- Tâm lý nhà đầu tư: Tâm lý lạc quan của nhà đầu tư có thể đẩy nhanh xu hướng tăng giá. Trong khi tâm lý bi quan có thể kéo dài xu hướng giảm giá.
- Sự kiện bất ngờ: Các sự kiện bất ngờ như thiên tai, chiến tranh hay khủng hoảng tài chính. Có thể làm thay đổi xu hướng thị trường một cách đột ngột.
Xu thế cấp 2 – xu thế phụ trong phân tích kỹ thuật cơ bản
Xu hướng phụ điều chỉnh xu hướng chính và tạo ra các điểm cao thấp trong xu hướng chính. Loại này có thời gian ngắn hạn hơn so với xu hướng chính. Xu thế này thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Xu thế cấp 2 di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính hoặc điều chỉnh xu hướng chính. Điều này, phản ánh các yếu tố tin tức, sự kiện kinh tế ngắn hạn. Ngoài ra, loại này còn giúp xác định điểm vào và điểm ra khỏi thị trường trong xu hướng chính.
Xu thế nhỏ cấp 3 trong lý thuyết Dow là gì?
Xu hướng nhỏ tạo ra nhiễu cho xu hướng chính và phụ, nhưng có thể mang đến cơ hội giao dịch ngắn hạn. Đây là xu hướng ngắn nhất, chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Loại này sẽ di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính hoặc điều chỉnh xu hướng chính. Quá trình này phản ánh biến động giá ngắn hạn do tin tức, tâm lý nhà đầu tư nhất thời.
Nguyên lý 3: 3 giai đoạn xu thế chính trong phân tích kỹ thuật
Xu thế chính của thị trường Forex thường có 3 giai đoạn phát triển khác nhau.
Mỗi giai đoạn sẽ phản ánh những tín hiệu biến động khác nhau.
Đối với xu hướng tăng bao gồm có 3 giai đoạn như:
- Giai đoạn tích luỹ: Trong giai đoạn này, thị trường biến động khá chậm và gần như sẽ không thay đổi. Giai đoạn này thường nằm ở phần cuối xu thế giảm, giá tài sản ở thời điểm này thấp. Giai đoạn này khó có thể nhận biết, nên nhà đầu tư khó nhận ra được xu thế giảm đã kết thúc hay chưa.
- Giai đoạn bùng nổ: Giai đoạn này giá thường có khả năng bắt đầu tăng mạnh. Các nhà đầu tư nên tiến hành mua vào và chờ thời cơ bùng nổ.
- Giai đoạn quá độ: Giai đoạn này thường sẽ báo động mức tăng cao nhất và bắt đầu dần yếu đi. Một số nhà đầu tư có thể tiến hành bán dần các loại tài sản.
Đối với xu hướng giảm cũng bao gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn phân phối: Giai đoạn này xu hướng giảm bắt đầu khi nhà đầu tư tiếp tục mua vào. Tuy nhiên, thực tế giá có thật sự tăng không là điều không chắc chắn.
- Giai đoạn tuyệt vọng: Thời điểm có nhiều tin xấu được tung ra khiến nhà đầu tư rơi vào trạng thái hoang mang. Lúc này sẽ cố tìm cách để bán tháo tài sản để thu lợi nhuận.
- Giai đoạn sụp đổ: Giai đoạn này thị trường bước vào giai đoạn đổ nát. Nhà đầu tư tiến hành bán tháo khiến giá tuột dốc không phanh. Lúc này giai đoạn tích lũy sẽ bắt đầu lặp đi lặp lại xu hướng mới.
Nguyên lý 4: Xác nhận lẫn nhau giữa các chỉ số bình quân trong lý thuyết Dow
Thị trường đảo chiều được xác định bởi 2 chỉ số công nghiệp và đường sắt. Có nghĩa là những dấu hiệu xảy ra trên đồ thị của chỉ số này. Sẽ tương ứng với những dấu hiệu xảy ra trên phần đồ thị của một số chỉ số khác. 2 chỉ số này chính là chỉ số trung bình của công nghiệp và chỉ số đường sắt.
Nguyên lý 5: Điều kiện xác nhận xu hướng là khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch gia tăng tùy vào từng xu hướng ở trong thị trường. Thường dựa vào khối lượng giao dịch mà xác định độ mạnh yếu của xu hướng. Nếu thấy gia tăng thì khối lượng giao dịch cũng tăng và ngược lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì khối lượng giao dịch sẽ đi ngược lại với xu hướng. Quá trình này thể hiện sự yếu kém của xu hướng trong thời gian sắp tới.
Duy trì xu hướng cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều trong phân tích kỹ thuật
Duy trì xu hướng cho đến khi thấy dấu hiệu đảo chiều trong phân tích kỹ thuật. Có nghĩa là nhà đầu tư nên kiên nhẫn quan sát để thấy được các dấu hiệu đảo chiều. Từ đó, có thể đề ra được các chiến lược giao dịch hiệu quả.
Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản sàn IC Markets chi tiết
Cần cân nhắc những yếu tố nào khi sử dụng lý thuyết Dow?
Để sử dụng hiệu quả lý thuyết Dơ cần chú ý cần nhắc một số yếu tố sau:
Quan tâm đến giá đóng cửa và biên độ của dao động trong phân tích kỹ thuật
Giá đóng cửa và biên độ dao động là hai yếu tố quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Dùng để sử dụng để đánh giá xu hướng thị trường và dự đoán giá cả trong tương lai.
Giá đóng cửa là giá giao dịch cuối cùng của một tài sản trong một phiên giao dịch cụ thể. Đây được xem là quan trọng vì phản ánh tâm lý thị trường vào thời điểm đóng cửa thị trường. Nếu giá đóng cửa cao hơn giá đóng cửa của phiên trước, thì có thể là dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng. Ngược lại, nếu giá đóng cửa thấp có thể xem đó là dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm.
Biên độ dao động là mức độ biến động giá của một tài sản trong một phiên giao dịch. Biên độ dao động cao cho thấy thị trường biến động mạnh. Trong khi biên độ dao động sẽ thấp hơn thị trường ổn định.
Xu hướng và tín hiệu xác định trong lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow dựa trên ý tưởng thị trường di chuyển theo xu hướng. Tuy nhiên, xu hướng của thị trường sẽ thay đổi theo thời gian. Nên lý thuyết này không phải lúc nào cũng có thể dự đoán chính xác những thay đổi. Chính vì vậy, nên kết hợp một số những xu hướng sau đây để xác định xu hướng tín hiệu chính xác.
Primary Trend trong phân tích kỹ thuật cơ bản
Primary Trend là xu hướng dài hạn nhất trong giá của một tài sản. Thường sẽ kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm. Nó được hình thành bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, lãi suất và tâm lý thị trường chung.
Khi phân tích kỹ thuật cơ bản, điều quan trọng là phải mua khi giá đang tăng và bán khi giá đang giảm. Các nhà đầu tư cũng nên sử dụng các điểm dừng lỗ để hạn chế thua lỗ nếu giá dịch chuyển.
Xu hướng trung hạn với phân tích kỹ thuật
Xu hướng trung hạn là xu hướng có thời gian ngắn hơn primary trend và dài hơn short-term trend. Nó có thể thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Xu hướng trung hạn được hình thành bởi các yếu tố kỹ thuật như các đợt thoái lui.
Xu hướng trung hạn rất quan trọng đối với các nhà đầu tư theo xu hướng. Vì có thể cung cấp cho họ thông tin chi tiết về hướng đi của thị trường. Bằng cách xác định xu hướng trung hạn, nhà đầu tư có thể điều chỉnh chiến lược giao dịch. Để tận dụng các cơ hội tiềm năng và hạn chế được rủi ro.
Xu hướng ngắn hạn/ thứ cấp
Xu hướng này thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Xu hướng ngắn hạn được hình thành bởi các yếu tố tâm lý thị trường và các sự kiện tin tức ngắn hạn. Loại này được đánh giá là rất quan trọng đối với các nhà giao dịch ngắn hạn. Vì nó cung cấp cho họ thông tin chi tiết về hướng đi của thị trường. Bằng cách xác định xu hướng ngắn hạn, các nhà giao dịch có thể tận dụng các biến động giá.
Khi dùng xu hướng này để giao dịch ngắn hạn, điều quan trọng là phải mua khi giá đang tăng. Các nhà giao dịch cũng nên sử dụng các điểm cắt lỗ. Để nhằm hạn chế thua lỗ nếu giá di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng.
Yếu tố quan trọng trong phân tích kỹ thuật đảo chiều
Phân tích kỹ thuật đảo chiều là phương pháp dự đoán sự thay đổi trong xu hướng hiện tại. Việc xác định chính xác các điểm đảo chiều có thể giúp nhà đầu tư thu lợi nhuận từ biến động thị trường. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không có phương pháp nào đảm bảo 100% chính xác. Vì vậy, việc đảo chiều xu hướng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như giá, khối lượng, đường xu hướng, các chỉ báo kỹ thuật.
Kết luận
Lý thuyết Dow là một công cụ có giá trị cho các nhà đầu tư trong quá trình phân tích kỹ thuật. Nhưng điều quan trọng là phải nhận thức được những hạn chế của nó và sử dụng một cách thận trọng. Chính vì vậy, các nhà đầu tư nên kết hợp phân tích kỹ thuật cơ bản với các phương pháp phân tích khác. Đồng thời, luôn cập nhật tin tức và sự kiện thị trường mới để đưa ra quyết định đầu tư. Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết trên của Forex Trading. Bạn đã phần nào hiểu hơn về Dow và phân tích kỹ thuật. Nếu sau khi tìm hiểu các thông tin về phân tích kỹ thuật mà có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
FAQS
3 loại xu hướng của lý thuyết Dow là gì?
Ba xu hướng chính của lý thuyết Dow bao gồm: xu hướng chính, xu hướng thứ cấp và xu hướng nhỏ.
Yếu tố nào gây ảnh hưởng đến phân tích kỹ thuật?
Yếu tố ảnh hưởng đến lý thuyết Dow gồm có lạm phát, lãi suất, cảm xúc của nhà đầu tư…
Lý thuyết Dow nên kết hợp với chỉ báo kỹ thuật nào?
Lý thuyết Dow có thể được kết hợp hiệu quả với các chỉ báo kỹ thuật như: chỉ báo khối lượng, chỉ báo xu hướng, chỉ báo động lượng, chỉ báo phân kỳ…