Nhập mã đối tác
38721
để được hỗ trợ

Tăng x3 hiệu quả giao dịch với mô hình cái nêm

Bạn đang tìm kiếm cách để gia tăng hiệu quả giao dịch của mình? Bạn muốn tận dụng các tín hiệu giá tiềm năng để đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt? Nếu vậy,  cái nêm chính là công cụ hoàn hảo dành cho bạn! Bài viết này Forex Trading sẽ hướng dẫn bạn cách thức nhận diện, phân tích và chiến lược giao dịch hiệu quả với mô hình cái nêm, giúp bạn tăng gấp 3 lần lợi nhuận trên thị trường Forex. Cùng xem nhé!

Tìm hiểu về mô hình cái nêm là gì?

Mô hình cái nêm là gì? Những thông tin đặc trưng về mô hình cái nên trong thị trường Forex

Khái niệm về mô hình cái nêm trong thị trường Forex là gì?

Nhiều trader thường hay nhầm lẫn giữa mô hình cái nêm với mô hình lá cờ mặc dù nó không giống nhau. Bởi mô hình này thường được sử dụng để dự đoán sự thay đổi trong xu hướng tài chính trong tương lai. Đây còn  là một công cụ phổ biến trong phân tích kỹ thuật không chỉ dành cho thị trường Forex mà còn cho các thị trường khác.

Cái nêm có thể hiểu đơn giản là một dạng biểu đồ giá cho thấy sự dừng lại tạm thời của xu hướng hiện tại. Khác với các mô hình khác như hai đỉnh, hai đáy hoặc vai đầu vai. Khi mô hình xuất hiện, giá có thể tiếp tục theo xu hướng hiện tại hoặc đảo chiều. 

Khái niệm về mô hình cái nêm trong thị trường Forex là gì?
Khái niệm về mô hình cái nêm trong thị trường Forex là gì?

Thông thường, một Wedge Pattern sẽ có hai đường. Một đường hỗ trợ phía dưới và một đường kháng cự phía trên, và hai đường này sẽ tiệm cận nhau tại một điểm tạo thành hình dạng của mô hình. Điều này có thể cung cấp cho các nhà giao dịch một cơ hội để dự đoán và tận dụng các biến động trong giá cả.

Các thành phần trong chiến lược giao dịch mô hình nêm

Cái nêm hình thành khi mức giá tích tụ trong một khoảng hẹp do sự thu hẹp bởi hai đường xu hướng.

  • Đường kháng cự: Đây là khu vực nơi mà giá Forex đang trong giai đoạn tăng. Nó dự kiến sẽ chuyển động ngược lại, từ tăng sang giảm. Tại đây, lực bán được dự đoán sẽ mạnh hơn lực mua. Các nhà đầu tư có thể thấy áp lực bán cổ phiếu gia tăng.
  • Đường hỗ trợ: Đây là khu vực nơi mà giá Forex đang trong giai đoạn giảm. Chúng có khả năng chuyển đổi sang giai đoạn tăng. Ở đây, lực mua dự kiến sẽ mạnh hơn lực bán. Các nhà đầu tư có thể thấy sự tăng lên trong việc mua cổ phiếu.
Các thành phần của mẫu hình
Các thành phần trong chiến lược giao dịch mô hình nêm

Hai đường xu hướng trong mô hình cái nêm cần di chuyển cùng hướng. Có thể tăng hoặc giảm, để tạo ra một Wedge Pattern hợp lý.

Xem thêm: Phân tích và dự báo xu hướng hiệu quả với mô hình nến

Ý nghĩa mô hình nêm trong thị trường Forex

Mô hình cái nêm tuy không phải là mô hình giá quá phổ biển như mô hình cốc tay cầm hay mô hình tam giác. Nhưng nó vẫn có vai trò đánh giá và phân tích các xu hướng mới trên thị trường Forex. Khi một Wedge Pattern xuất hiện trên biểu đồ, nó cung cấp các tín hiệu quan trọng như sau:

  • Tín hiệu bán tăng: Nếu mô hình được hình thành trong một xu hướng giảm và giá vượt qua đường hỗ trợ (kèm theo một độ lệch nhất định). Đây là dấu hiệu mạnh mẽ cho việc giảm giá tiếp theo.
  • Tín hiệu mua tăng: Ngược lại, nếu Wedge Pattern được hình thành trong một xu hướng tăng và giá vượt qua đường kháng cự (kèm theo một độ lệch nhất định). Điều này báo hiệu cho việc tăng giá tiếp theo.
Ý nghĩa mô hình nêm trong thị trường Forex
Ý nghĩa mô hình nêm trong thị trường Forex

Sau khi Wedge Pattern hình thành, giá thường sẽ tiếp tục di chuyển theo một hướng cụ thể. Trước khi mô hình hoàn thành và giá có thể có sự biến động đáng kể. Tương tự như việc xuất hiện của một mẫu wedge trong phân tích kỹ thuật.

Cách xác định các loại mô hình nêm trong giao dịch Forex

Hiện nay, có 3 loại biến thể chính được ứng dụng phổ biến nhất. Mỗi loại mô hình này có đặc điểm riêng, đồng thời báo hiệu một xu hướng giá khác nhau. Dưới đây, chúng ta sẽ điểm qua các điểm mạnh và điểm yếu của từng loại mô hình này:

Dựa vào mô hình nêm tăng (Rising Wedge)

Mô hình cái nêm tăng cũng là một trong những cách xác định mô hình nên trong giao dịch Forex

Khái niệm mô hình nêm tăng

Rising Wedge là một loại mô hình xuất hiện khi hai đường xu hướng hỗ trợ và kháng cự đều đồng thời tăng lên và hội tụ tại một điểm cao hơn trên biểu đồ. Khi một Rising Wedge xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm. Sẽ có hiện tượng giá thường bắt đầu vượt qua mô hình. Lúc này có xu hướng di chuyển ngược lại với hướng phát triển của mô hình.

Điều quan trọng cần lưu ý về biến thể này là đường giá cần phải chạm ít nhất 2 lần vào mỗi đường xu hướng. Điều này đồng nghĩa với việc cần có ít nhất 4 điểm giao nhau để xác định một Rising Wedge.

Đặc điểm mô hình nêm tăng
Đặc điểm mô hình nêm tăng

Đặc điểm mô hình nêm tăng

  • Rising Wedge xuất hiện trong một xu hướng tăng, với các đỉnh giá có sự chênh lệch. Tuy nhiên, tốc độ tăng của các đỉnh sau lại thấp hơn đáng kể so với đỉnh trước đó. Khi đó, đường kháng cự sẽ có độ dốc thấp hơn so với đường hỗ trợ. Cho thấy sự yếu đuối trong lượng mua và sự gia tăng trong lượng bán. Khi lượng bán đạt đến một mức nhất định, giá thường sẽ phá vỡ vùng hỗ trợ. Bắt đầu một xu hướng giảm mạnh, đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng giảm mạnh.
  • Trong trường hợp ngược lại, khi Rising Wedge xuất hiện trong một xu hướng giảm. Nó thường cho thấy một sự giảm tốc độ sau một đợt giảm mạnh trước đó. Lúc này, lượng mua trên thị trường thường yếu dần và lượng bán đang sẵn sàng tiếp tục đẩy giá xuống. Khi lượng bán tích tụ đủ mạnh, thị trường thường phá vỡ vùng hỗ trợ và tiếp tục giảm mạnh hơn nữa.

Dựa vào mô hình nêm giảm (Falling Wedge)

Cái nêm giảm có những đặc điểm gì nổi bật mà trader nên quan tâm.

Khái niệm mô hình nêm giảm 

Đây là một biến thể ngược của mô hình nêm hướng lên, được gọi là Falling Wedge. Trong mô hình Falling Wedge, hai đường kháng cự và hỗ trợ đều có xu hướng hướng xuống. Nó sẽ hội tụ tại một điểm chếch xuống ở phía dưới của mô hình. Khi đó, giá thường sẽ phá vỡ theo một hướng ngược lại so với giá của mô hình cái nên tăng. Falling Wedge có thể xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm trước đó.

Đặc điểm mô hình nêm giảm
Đặc điểm mô hình nêm giảm

Đặc điểm mô hình nêm giảm

Falling Wedge thường xuất hiện trong một xu hướng tăng. Với hai đường xu hướng có dấu hiệu hướng xuống phía dưới, chỉ biểu thị sự tạm dừng của thị trường. Đây là thời điểm mà các nhà đầu tư thường chốt lời nhanh chóng sau một đợt tăng giá mạnh. Mặc dù lượng bán có thể xuất hiện, nhưng thường là ở mức độ nhỏ. Trong khi lượng mua tiếp tục đẩy giá lên nhiều lần. Khi quá trình tích lũy đạt đến một điểm nhất định, giá thường sẽ phá vỡ đường kháng cự. Và nó tăng lên mạnh mẽ để tiếp tục xu hướng tăng ban đầu.

Trong trường hợp Falling Wedge xuất hiện trong một xu hướng giảm. Điều này có thể dự báo một xu hướng đảo chiều. Đường kháng cự thường có độ dốc lớn hơn nhiều so với đường hỗ trợ. Nó cho thấy sự yếu đuối trong lượng bán trên thị trường. Sau đó, khi lượng mua tích lũy đủ mạnh và tăng lên, giá thường sẽ breakout khỏi vùng kháng cự và chuyển hướng đi lên, báo hiệu một xu hướng tăng mạnh mẽ mới.

Dựa vào mô hình cái nêm mở rộng (Broadening Wedge)

Để nhận biết cái nêm mở rộng có những đặc điểm gì. Cùng Forex Trading tìm hiểu về nó nhé!

Khái niệm mô hình nêm mở rộng

Đây là một dạng đặc biệt , được nhận dạng bởi việc biên độ dao động của giá mở rộng đều từ trái sang phải. Trong loại biến thể này, đường kháng cự và hỗ trợ có thể nghiêng lên hoặc xuống. Và không dễ dàng đoán được xu hướng cụ thể sẽ diễn ra. Điều này thường xảy ra khi lượng mua và lượng bán trên thị trường thay đổi liên tục và thường xuyên.

Khái niệm mô hình nêm mở rộng
Khái niệm mô hình nêm mở rộng

Do đó, một tín hiệu cho một xu hướng đảo chiều có thể xuất hiện. Nó có thể là từ xu hướng tăng sang giảm hoặc ngược lại. Cái nêm mở rộng thường được hình thành khi có sự giảm giá ở đáy hoặc một sự tăng giá ở đỉnh. Một điểm quan trọng cần lưu ý là đối với thị trường Forex, Wedge Pattern mở rộng thường xuất hiện nhiều ở giai đoạn cuối của xu hướng tăng hơn.

Xem thêm: Đăng ký sàn XTB: Nâng tầm vị thế người chơi đầu tư

Chiến lược giao dịch với mô hình nêm dành cho trader

Để thực hiện giao dịch hiệu quả , điều quan trọng nhất là phải xác định được xu hướng của giá trước khi mô hình được hình thành. Sau đó, bạn cần vẽ mô hình trên biểu đồ bằng cách nối các đỉnh phía trên để tạo đường kháng cự và nối các đáy phía dưới để tạo đường hỗ trợ.

Bước quan trọng cuối cùng là xác định điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời dựa trên từng loại mô hình cụ thể. Để minh họa rõ hơn, dưới đây là các bước thực hiện giao dịch Wedge Pattern.

Xác định vào điểm lệnh khi mô hình nêm tăng

Có hai cách để xác định mô hình cái nêm khi điểm vào lệnh khi giao dịch:

  • Cách 1: Vào lệnh ngay khi giá bắt đầu phá vỡ mức kháng cự (đối với mô hình giảm) hoặc mức hỗ trợ (đối với mô hình  tăng). Điều này có thể giúp bạn bắt kịp xu hướng mới một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Vào lệnh ngay khi giá bắt đầu phá vỡ mức kháng cự
Vào lệnh ngay khi giá bắt đầu phá vỡ mức kháng cự
  • Cách 2: Chờ đợi xác nhận từ một nến ngay sau khi nến phá vỡ, và sau đó vào lệnh tại mức giá đóng cửa của nến xác nhận này. Điều này thường được khuyến khích cho các trader mới, vì dễ thực hiện và ít rủi ro hơn. Mặc dù không mang lại lợi nhuận cao như cách 1, nhưng nó mang lại mức độ an toàn hơn.
Xác định vào điểm lệnh khi mô hình nêm tăng
Xác định vào điểm lệnh khi mô hình nêm tăng

Trong quá trình giao dịch, việc kết hợp các công cụ phân tích kỹ thuật khác như chỉ báo kỹ thuật và mô hình nến đảo chiều. Nó có thể giúp xác nhận tín hiệu đảo chiều một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Xác định điểm cắt lỗ và chốt lời trong mô hình nêm

  • Cắt lỗ: Đặt stop loss tại điểm cao nhất của khi cái nêm tăng. Trong trường hợp của  cái nêm giảm, đặt cắt lỗ tại điểm thấp nhất gần nhất so với điểm đặt lệnh.
  • Chốt lời: Nếu mô hình được xác nhận, giá thường sẽ tiếp tục tăng hoặc giảm ít nhất bằng chiều rộng của cái nêm. Do đó, điểm chốt lời take profit lý tưởng là mức phá vỡ bằng độ rộng của nêm.
Xác định điểm cắt lỗ và chốt lời
Xác định điểm cắt lỗ và chốt lời với mô hình cái nêm

Tổng kết

Những thông tin trên là những kiến thức liên quan đến mô hình cái nêmForex Trading muốn chia sẻ đến bạn đọc. Đây là một trong những mô hình giá phổ biến trong thị trường Forex. Nó được các trader đánh giá cao về tính quan trọng và khả năng ứng dụng của nó. Hiểu rõ ý nghĩa và cách giao dịch mô hình này sẽ giúp nâng cao tỷ lệ thành công trong giao dịch của bạn.

FAQs

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp dành cho trader

Thời gian tối thiểu để hình thành Wedge Pattern bao lâu?

Mô hình này được hình thành, thường cần ít nhất 3 tuần. Quá trình tích lũy của nó không vượt quá 4 hoặc 5 tháng. Tuy nhiên, một mô hình được hình thành trong thời gian ít hơn 3 tuần. Nó có thể thuộc vào các dạng mô hình khác như mô hình cờ hoặc mô hình ngắn hạn.

Làm thế nào để nhận biết một Wedge Pattern chuẩn chỉnh

Một mô hình nêm chuẩn chỉnh cần có những đặc điểm sau: Hai đường xu hướng hội tụ, Biên độ dao động thu hẹp, Khối lượng giao dịch

Cần lưu ý gì khi sử dụng Wedge Pattern?

  • Cần xác định xu hướng trước khi hình thành mô hình nêm.
  • Nên xác nhận mô hình bằng các nến hoặc chỉ báo giá khác.
  • Mô hình nêm không phải lúc nào cũng chính xác.
Nhập mã đối tác
38721
để được hỗ trợ

Cùng thảo luận

Nhận Ebook-EA

Ebook

Hướng dẫn nhận tài liệu Ebook-EA: Tại đây