Nhập mã đối tác
38721
để được hỗ trợ

Mô hình cốc tay cầm ngược là gì? Cách giao dịch

Mô hình cốc tay cầm ngược là một mô hình biểu đồ xuất hiện trong xu hướng giảm giá và cho thấy khả năng trong tương lai sẽ tiếp tục giảm. Loại mô hình này có hình dạng ngược lại so với mô hình cốc tay cầm thông thường. Vậy mô hình gồm những thành phần nào? Và cách giao dịch với cốc tay cầm ra sao. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Forex Trading ngay nhé!

Khái quát chung về mô hình cốc tay cầm ngược

Để có thể hiểu rõ hơn về loại mô hình này, bạn có thể tham khảo một số thông tin sau đây:

Cốc tay cầm và biểu đồ cốc tay cầm ngược là gì?

Cốc tay cầm là mô hình biểu đồ giá trong sàn Forex và thường được sử dụng như một chỉ bảo kỹ thuật trong giao dịch. Giống như tên gọi, mô hình này có đường giá tạo thành một chiếc cốc có quai cầm. Nên có hình dáng dạng chữ U và tay cầm là một hình chữ U hoặc chữ V nhỏ.

Biểu đồ cốc tay cầm ngược có đáy nằm ở phần phía trên biểu đồ. Thân cốc kiểu dạng vòng cung hoặc hình chữ U nối liền hai đáy với nhau. Phần miệng cốc tay cầm nằm phía dưới biểu đồ và thường thấp hơn đỉnh trước đó. Còn nối liền hai đỉnh của miệng cốc thì được gọi là đường kháng cự.

Các thành phần cấu tạo nên mô hình cốc tay cầm

Mô hình cốc và tay cầm bao gồm hai thành phần chính là phần cốc và phần quai hay gọi là tay cầm. Cụ thể như sau:

  • Phần cốc: Giá tài sản sau chuỗi giảm giá bắt đầu có dấu hiệu tạo đáy và đi lên để tạo thành hình dạng chiếc cốc chữ U hoặc chữ V.
  • Phần thân cố: Thân cốc thường xuất hiện sau một xu hướng giá tăng. Lúc này từ miệng cốc đến đáy cốc là mức giảm khoảng từ 12-15% hoặc có thể lên đến 30%. Một khoảng thời gian sau, giá sẽ tăng từ mức đáy lên đến miệng cốc. Khiến hai đỉnh miệng cốc không bằng nhau bên thấp bên cao tạo thành đường kháng cự chếch lên phía trên.
Thành phần của mô hình cốc cầm tay
Thành phần của mô hình cốc cầm tay

Ý nghĩa mô hình cốc và tay cầm là gì?

Mô hình cốc tay cầm cho thấy sự do dự của nhà đầu tư sau đợt giảm giá mạnh. Phần tay cầm là giai đoạn tích lũy khi nhà đầu tư đã bán ra và nhà đầu tư lại tiếp tục mua vào. Vùng phá vỡ sẽ xảy ra khi giá vượt qua đường kháng cự nhằm cho thấy khả năng tiếp tục sẽ giảm trong tương lai.

Xem thêm: Phân tích và dự báo xu hướng hiệu quả với mô hình nến

Hướng dẫn cách nhận biết mô hình cốc tay cầm ngược

Mô hình này tương tự giống như cờ đuôi nheo mô hình thường được hình thành sau giai đoạn giảm điểm mạnh. Vì vậy, để nhận biết được mô hình cốc tay cầm ngược cần xem xét một số tiêu chí sau:

  • Đáy cốc được hình thành bởi hai đợt giảm giá trong một khoảng thời gian nhất định. Đáy mô hình cốc và tay cầm nằm ở phía trên biểu đồ, có dạng vòng cung hoặc chữ U. Thường phần này không sâu hơn 50% của đợt giảm giá trước đó.
  • Phần thân cốc được nối liền hai đáy cốc và có dạng chữ U hoặc vòng cung. Đối với phần này thì sẽ không giảm quá sâu, nếu thấy giảm quá 50% thì khả năng nhiều là loại mô hình này sẽ thất bại.
  • Miệng cốc được nằm ở phía dưới biểu đồ và thường sẽ thấp hơn đỉnh trước đó.
  • Ở phần tay mô hình cốc cầm tay thể hiện đợt giảm giá thứ hai nên thường hướng ngang hoặc hướng lên trên. Nên thường nhỏ và ngắn hơn so với đợt giảm giá lần đầu tiên.
  • Nếu thấy phần volume của quai cốc nhỏ thì nhà đầu tư không nên bán. Vì nếu bạn ra có thể bị chịu lỗ một khoản tài sản khá lớn.
Cách nhận biết mô hình cốc tay cầm
Cách nhận biết mô hình cốc tay cầm

Hướng dẫn cách giao dịch hiệu quả với mô hình cốc tay cầm ngược

Dưới đây là một số cách giao dịch hiệu quả với mô hình cốc tay cầm, bạn có thể tham khảo:

Điểm vào lệnh mô hình cốc tay cầm

Để vào lệnh với mô hình cốc tay cầm bạn tiến hành theo các bước sau:

  • Cách phổ biến để vào lệnh là thực hiện tại phần đáy tay cầm. Điểm này cách đỉnh cốc một đoạn khoảng tầm 1/3 so với chiều cao của mô hình chính.
  • Có thể vào lệnh khi phá vỡ khỏi phần tay cầm khi mô hình hoàn thiện. Chú ý không nên mua đuổi khi giá tăng trên 5% tính từ đỉnh tay cầm.
  • Ngoài 2 cách trên, tiến hành vào lệnh tại vùng restart. Nhưng vùng này chỉ xảy ra khi có retest xảy ra vào lệnh tại điểm giá quay lại. Tuy nhiên, nếu vùng này không xuất hiện thì nhà đầu tư sẽ tiến hành loại bỏ cách này.
Điểm vào lệnh tại đáy cốc
Điểm vào lệnh tại đáy cốc

Giá mục tiêu cốc cầm tay

Với điểm mua sớm đáy phần tay cầm khi mô hình chưa được hoàn thiện. Nhà đầu tư nên đặt mục tiêu ngắn hạn ở vùng mà đường kháng cự đi qua cốc. Còn trường hợp nếu thấy giá phá vỡ khỏi vùng tay cầm thì nên cân nhắc bán tài sản. Để nhằm thu về lợi nhuận và tránh gặp các loại rủi ro. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu bạn có thể lưu ý một số điều sau:

  • Khi đã đạt được lợi nhuận thì nên thực hiện bán từng phần.
  • Tại vùng kháng cự trước đó nên bán từng phần chứ không nên bán toàn bộ.
Giá mục tiêu mô hình cốc và tay cầm
Giá mục tiêu mô hình cốc và tay cầm

Thực hiện cắt lỗ

Dựa vào mô hình đầu cốc tay cầm ngược nhà đầu tư có thể chọn thời điểm cắt lỗ khi giá phá vỡ đường kháng cự. Hoặc thấy miệng cốc có hình dạng hướng từ trên xuống hoặc thời điểm 5% – 7% so với mức giá mua.

Xem thêm: Tối ưu hóa giao dịch khi đăng ký tài khoản IC Markets

Một số lưu ý khi sử dụng mô hình cốc tay cầm ngược

Khi sử dụng mô hình cốc tay cầm cần lưu ý một số điều sau đây:

Xác định xu hướng thị trường: Mô hình cốc cầm tay chỉ có giá trị khi xuất hiện trong xu hướng giá giảm. Do đó, cần xác định xu hướng của giá thị trường trước khi áp dụng mô hình này.

Khối lượng giao dịch: Khối lượng giao dịch thường giảm trong giai đoạn hình thành đáy cốc và tăng trong giai đoạn phá vỡ. Vì vậy, nên chọn những mô hình có khối lượng giao dịch cao để tăng độ tin cậy.

Chỉ báo kỹ thuật: Có thể kết hợp sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác như MACD, RSI, Stochastics. Hoặc cũng có thể sử dụng một số mô hình 3 con quạ đen, mô hình giá để xác nhận mô hình.

Quản lý rủi ro: Cần đặt điểm cắt lỗ hợp lý để hạn chế thiệt hại nếu mô hình không hoạt động như mong đợi. Nên sử dụng công cụ quản lý rủi ro như lệnh dừng để tự động cắt lỗ khi giá giảm.

Không được thực hiện giao dịch ở đáy cốc: Không nên thực hiện giao dịch ở vị trí phần đáy cốc. Vì nhiều khi chỉ số báo sai nên có thể sẽ gây ra nhiều loại rủi ro phát sinh.

Tham khảo nguồn báo cáo tài chính rõ nguồn gốc: Thật sự phải chú ý cảnh giác đề phòng thời điểm công bố báo cáo tài chính. Vì lúc này giá có thể giảm xuống rất mạnh nên cần có biện pháp cải thiện ngay.

Kết luận

Bài viết trên, Forex Trading đã cho nhà đầu tư biết một số thông tin về loại mô hình mô hình cốc tay cầm ngược. Tuy nhiên, để sử dụng được mô hình này thì bạn nên đặt ra nguyên tắc riêng trong giao dịch. Nên cài đặt điểm cắt lỗ hợp lý, sử dụng kết hợp nhiều loại mô hình chỉ báo khác nhau. Hy vọng rằng sau khi tham khảo xong những thông tin trên bạn có thể hiểu rõ hơn về mô hình cốc cầm tay ngược.

FAQS

Cần đặt điểm cắt lỗ khi sử dụng mô hình cốc cầm tay không? 

Câu trả lời là Có. Nên đặt ra điểm cắt lỗ hợp lý để hạn chế thiệt hại nếu mô hình không hoạt động như mong đợi.

Cốc cầm tay ngược được xuất hiện khi nào? 

Mô hình cốc tay cầm thường được xuất hiện trong xu hướng giảm giá.

Mô hình cốc cầm tay ngược có đáy cốc dạng hình gì?

Đáy cốc mô hình này thường có dạng vòng cung hoặc chữ U, được hình thành bởi hai đợt giảm giá.

Nhập mã đối tác
38721
để được hỗ trợ

Cùng thảo luận

Nhận Ebook-EA

Ebook

Hướng dẫn nhận tài liệu Ebook-EA: Tại đây