Một trader Price action hay nhà đầu tư chuyên nghiệp không thể không biết đến mô hình nêm tăng. Có thể nói đây là mô hình mang đến giá trị sử dụng cao trong số các mô hình giá trong forex và cực hữu ích trong giao dịch. Hơn nữa với những “chiến lược gia” Forex lão luyện, sử dụng mô hình này kết hợp với các công cụ khác lại càng “lợi hại” hơn. Qua bài viết kì này của Forex Trading, hãy cùng tìm hiểu thêm về mô hình thú vị này nhé!
Giới thiệu về mô hình nêm trong Forex
Dưới đây là thông tin về khái niệm và những tính chất của mô hình mà bạn cần biết.
Khái niệm chung và vai trò của mô hình nêm tăng
Giống như cái tên, mô hình nêm có dạng hiển thị hẹp dần giống với dạng cái nêm. Khi hai đường hỗ trợ, kháng cự cùng dốc lên, hai đường hội tụ tại một điểm chếch lên so với phần thân thì nêm tăng sẽ xuất hiện. Để mô hình được hoàn thiện, đường giá cần ít nhất 2 lần chạm vào đường Trendline. Đồng nghĩa trên mô hình nêm tăng ta sẽ có 4 điểm giao rõ rệt.

Nêm tăng thông thường sẽ xuất hiện trong một xu hướng tăng, với giá tại các đỉnh sau cao hơn các đỉnh trước. Tuy nhiên, độ dốc của các đỉnh sau so với các đỉnh trước lại thấp hơn so với độ dốc của các đáy sau so với các đáy trước. Nói cách khác, đường kháng cự có độ dốc thấp hơn so với đường hỗ trợ.
Ưu điểm và hạn chế của chiến lược giao dịch mô hình nêm tăng

Ưu điểm:
- Dễ nhận biết đối với các nhà giao dịch có kinh nghiệm.
- Thường được bắt gặp xuất hiện trong thị trường tài chính nên sẽ tương đối hữu dụng
- Dễ dàng xác định các mức dừng lỗ và chốt lời.
- Mang lại tỷ lệ lợi nhuận hấp dẫn, gợi ý thời điểm đầu tư tốt.
Nhược điểm:
- Có thể gây khó khăn cho những người mới bắt đầu giao dịch.
- Thường bị nhận diện sai.
- Cần sự xác nhận bổ sung từ các chỉ báo kỹ thuật hoặc các bộ dao động khác.
Một số chiến lược sử dụng nêm tăng phổ biến
Mô hình nêm tăng được sử dụng khá nhiều trong giao dịch Forex. Cũng vì vậy cho nên mô hình này được áp dụng trên khá nhiều các chiến lược khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, hãy cùng khám phá những chiến lược cơ bản nhất nhé!
Chiến lược ứng dụng mô hình trong đảo chiều xu hướng

Khi xu hướng tăng kết thúc và giá hình thành nêm tăng, đây là tín hiệu cho thấy giá có khả năng đảo chiều giảm. Chúng ta nên chờ đợi nến giảm phá vỡ đường hỗ trợ để tìm cơ hội bán.
Nhiều nhà đầu tư quyết định bán ngay khi nến đóng cửa dưới đường hỗ trợ. Nhưng thực tế điều này có thể rủi ro do khả năng xuất hiện tín hiệu giả. Để an toàn hơn, nhà đầu tư nên chờ giá hồi lại để kiểm tra hỗ trợ vừa bị phá vỡ và kết hợp với các dấu hiệu đảo chiều khác từ nến hoặc chỉ báo xu hướng để xác định điểm bán an toàn và tối ưu hơn.
Mục tiêu giá sẽ là các vùng đáy cũ trong mô hình nêm.
Lệnh dừng lỗ nên được đặt tại đỉnh cũ gần nhất của mô hình nêm.
Chiến lược đảo chiều xu hướng khi giao dịch
Chiến lược này xuất hiện mô hình nêm trong các đợt hồi phục của xu hướng giảm hoặc trong các đợt điều chỉnh của xu hướng tăng. Giống như chiến lược đảo chiều xu hướng, điểm mua hoặc bán xuất hiện khi các mức hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ. Tuy nhiên, chiến lược tiếp nối xu hướng này thường ít được sử dụng hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản sàn Exness trên điện thoại
Cách giao dịch chung với mô hình cái nêm
Rising Wedge (Nêm tăng) hay giảm đều sẽ có cùng cách thức thực hiện. Vì chúng đều là 1 phần trong phân loại của mô hình Forex dạng nêm. Sau đây sẽ là một số hướng dẫn giúp bạn giao dịch với mô hình này hiệu quả hơn:

Bước 1: Xác định điểm vào lệnh
Có hai cách để xác định điểm vào lệnh, bạn hãy xem xét và chọn cách phù hợp nhất với mình.
– Cách 1: Thực hiện lệnh ngay thời điểm giá bắt đầu phá vỡ
Cụ thể, bạn vào lệnh khi giá phá vỡ mức kháng cự với mô hình nêm giảm hoặc phá vỡ ngưỡng hỗ trợ với mô hình nêm tăng.
– Cách 2: Chờ nến xác nhận xuất hiện sau nến phá vỡ, sau đó vào lệnh tại mức giá đóng cửa của nến xác nhận này.
Với nêm tăng, nến xác nhận sẽ là nến giảm. Ngược lại, với mô hình nêm giảm, nến xác nhận sẽ là nến tăng.
Cách này thích hợp cho các trader mới. Dù lợi nhuận không cao bằng cách 1 nhưng an toàn hơn và ít rủi ro.
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện chiến lược giao dịch, không nên chỉ phụ thuộc vào mô hình nêm mà nên kết hợp. Nó sẽ giúp xác nhận tín hiệu đảo chiều hiệu quả hơn. Các công cụ này có thể kể đến như: chỉ báo kỹ thuật, mô hình nến đảo chiều…
Bước 2: Thực hiện phân tích để bắt đầu xác định điểm chốt lời lẫn cắt lỗ đúng
– Cắt lỗ: Bạn có thể đặt lệnh cắt lỗ phía trên đỉnh cao nhất đối với nêm tăng. Hoặc thậm chí cũng có thể đặt phía dưới đáy gần nhất đối với mô hình nêm giảm.
– Chốt lời: Nếu mô hình hoạt động đúng, giá sẽ tăng hoặc giảm ít nhất bằng chiều rộng của cái nêm. Từ đó suy ra, điểm phá vỡ bằng độ rộng nêm sẽ là điểm chốt lời lý tưởng.
Kết luận
Trên đây là một số khái quát chung nhất về Mô hình nêm tăng mà Forex Trading tổng hợp. Mong rằng đây sẽ là nguồn kiến thức hỗ trợ tốt cho các nhà đầu tư. Tóm lại, có thể khẳng định mô hình này là mô hình hữu ích, hiệu quả và đồng thời rất phức tạp. Vậy nên lời khuyên cho bạn là nên tìm hiểu thật kĩ trước khi bắt đầu. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để tích lũy kiến thức cho mình nhé!
FAQ
Mục tiêu của mô hình nêm tăng là gì?
Mục tiêu mà mô hình này hướng đến ngang bằng với khoảng cách độ cao nêm. Thông thường, khi nêm tăng xuất hiện trong biểu thị xu hướng giảm, sẽ là dấu hiệu cho điểm giảm kế tiếp. Mức giảm này sẽ bằng với độ cao nêm đang có.
Tên gọi khác của nêm tăng?
Bearish chart pattern (mô hình giảm điểm) hay còn được hiểu là nêm tăng. Tên gọi này có được dựa trên các giá trị và vai trò của mô hình nêm
Cần lưu ý điều gì khi giao dịch với mô hình nêm trong forex nói chung?
- Khi giá chưa qua ngưỡng phá vỡ, tuyệt đối không vào lệnh
- Tuyệt đối tuân thủ hướng đi trên nến phá vỡ. Kết hợp các công cụ khác để phân tích cụ thể chiến lược hoặc tốt hơn là chỉ nên dùng khi đã có kinh nghiệm giao dịch.