Oscillator là gì? Momentum MACD là những Oscillator không còn quá xa lạ với nhà đầu tư tài chính. Trong bài viết này, Forex Trading sẽ mang đến kiến thức cơ bản về chỉ báo Momentum và chỉ báo MACD. Bài viết cũng sẽ hướng dẫn cách kết hợp Momentum MACD để nâng cao hiệu quả đầu tư, vậy nên hay cùng theo dõi ngay nhé!
Tìm hiểu về 2 chỉ báo nhóm Oscillator: Momentum MACD
Momentum MACD là 2 trong những chỉ báo thuộc nhóm Oscillator được sử dụng nhiều nhất. Momentum MACD giúp trader nhận biết trạng thái quá mua và quá bán của thị trường.
Oscillator là gì? Top 4 Oscillator nên sử dụng nhất
Nếu bạn chưa biết Oscillator là gì, thì đây chính là chỉ báo dao động. Oscillator sẽ phát huy tối đa công dụng trong các trường hợp sau:
- Dùng để nhận biết sự quá mua hoặc quá bán khi thị trường không có xu hướng.
- Dùng để phân tích thị trường khi giá cả tăng/ giảm không rõ ràng.
- Xác định thị trường liệu có đang quá mua hoặc quá bán. Ví dụ, trader đang cân nhắc 2 loại tài sản để giao dịch. Sau khi chọn xong tài sản, trader sẽ thiết lập Oscillator để quan sát xu hướng của chúng. Oscillator hướng về tài sản nào nhiều hơn thì tài sản đó đang bị quá mua. Oscillator dao động hướng về phía tài sản giá trị thấp hơn thì tài sản đó bị quá bán.
Có 4 loại chỉ báo thuộc nhóm Oscillator được đánh giá là hữu ích nhất cho trader bao gồm:
- Chỉ báo Momentum: giúp xác định xu hướng giá lên hay xuống của tài sản. Momentum cũng có thể đánh giá khả năng giá quay lại quỹ đạo.
- Chỉ báo Stochastic: hỗ trợ so sánh giá trị của tài sản giữa các thời điểm và địa điểm khác nhau.
- Chỉ báo RSI (Relative Strength Index): hỗ trợ phân tích biến động giá cả. RSI cũng giúp trader đánh giá mức độ định giá hợp lý của cặp tiền tệ dựa trên giá trị thị trường hiện tại.
- Chỉ báo MACD: cung cấp tín hiệu dự báo điểm ra/vào hiệu quả cho nhà đầu tư.
Xem thêm: Mọi điều bạn nên biết về momentum Forex!
Giới thiệu về chỉ báo Momentum
Chỉ báo Momentum là công cụ đo tốc độ biến động giá. Momentum cũng thể hiện sự thay đổi tâm lý trên thị trường. Momentum đạt đến vùng quá mua/ quá bán là báo hiệu của thị trường sắp đảo chiều.
Giới thiệu về chỉ báo MACD
MACD là chữ viết tắt cho cụm từ “Moving Average Convergence Divergence”, hay còn gọi là “Đường Trung Bình Động Hội Tụ/Phân Kỳ”. Chỉ báo MACD được tạo ra từ hai đường trung bình động theo xu hướng, thông qua phép toán trừ đường trung bình ngắn cho đường trung bình dài hơn. Điểm mạnh của MACD là cung cấp tín hiệu giao dịch tin cậy dựa trên xu hướng và động lượng.
Khi các đường trung bình động hội tụ, giao nhau hoặc phân kỳ, MACD sẽ dao động trên hoặc dưới đường zero. Điểm giao cắt giữa đường signal line (EMA 9), đường trung tâm (mức 0) và sự phân kỳ có thể cung cấp tín hiệu mua/bán cho trader. Tuy nhiên vì không có giới hạn, MACD không thể cung cấp thông tin chính xác về vùng quá mua/quá bán. Khi kết hợp Momentum MACD sẽ cho kết quả nhận biết chính xác và cụ thể hơn.
Công thức tính chỉ báo Momentum MACD
Hãy cùng tìm hiểu cách tính toán của 2 chỉ báo Momentum MACD ngay bây giờ.
Công thức tính Momentum
Có 2 cách tính Momentum, trong đó công thức phổ biến được phát triển bởi John J. Murphy. Murphy đề xuất tính toán giá trị momentum bằng cách trừ giá đóng cửa hiện tại cho giá đóng cửa của một khoảng thời gian cố định trong quá khứ. Công thức tính Momentum của Murphy như sau:
M(j) = CLOSE(j) – CLOSE(j – n), với:
- M(j) là giá trị Momentum.
- CLOSE(j) là giá đóng cửa gần nhất.
- CLOSE(j – n) là giá đóng cửa của n kỳ trước.
Hệ số n là giá trị tùy chỉnh được nhà giao dịch thiết lập trong phần cài đặt của chỉ báo. Giá trị mặc định cho hệ số n là 10 hoặc 14. Giá trị chỉ báo phổ biến nhất là 21. Theo công thức này, kết quả cuối cùng có thể âm hoặc dương. Tuy nhiên theo đánh giá của một số nhà giao dịch, giá trị chỉ báo quanh mức 0 là tín hiệu thị trường không mấy khả quan. Steve Achelis vì vậy đã đề xuất một công thức khác như sau:
M(j) = CLOSE (j) x 100 / CLOSE (j – n), với:
- M(j) là giá trị Momentum.
- CLOSE(j) là giá đóng cửa gần nhất.
- CLOSE(j – n) là giá đóng cửa n kỳ trước.
Điểm khác biệt chính giữa hai phiên bản công thức nằm ở cách thức thể hiện chỉ báo. Phiên bản thứ hai sử dụng dạng tương đối với giá trị dao động quanh 100, thay vì 0 như phiên bản đầu tiên. Tuy nhiên giá trị thu được chênh lệch không đáng kể nên trader có thể sử dụng bất kỳ phiên bản nào.
Công thức tính MACD
Công thức tính MACD gồm 3 bước:
- Bước 1: Tính đường MACD (MACD line) = EMA(12 ngày) – EMA(16 ngày)
- Bước 2: Tính Đường tín hiệu (Signal line) = EMA (9 ngày) của MACD line
- Bước 3: Tính Histogram = MACD line – Signal line
Hướng chuyển động của đường MACD so với đường tín hiệu quyết định giá trị của histogram. Histogram dương khi MACD vượt lên trên tín hiệu, và histogram âm khi MACD di chuyển xuống dưới tín hiệu. Mặc dù 12, 26 và 9 là những thông số phổ biến cho MACD, trader vẫn có thể linh hoạt thay đổi để phục vụ cho mục tiêu của mình.
Xem thêm: Mở tài khoản Exness – Broker hàng đầu thế giới
Cách kết hợp hiệu quả 2 chỉ báo Momentum MACD thuộc nhóm Oscillator là gì?
Trong đầu tư không thể dựa vào 1 chỉ báo để đưa ra quyết định. Hãy cùng tìm hiểu Momentum MACD có mối liên hệ như thế nào trong phân tích kỹ thuật nhé.
Ý nghĩa của 2 chỉ báo Momentum MACD
Trước hết, hãy xem xét ý nghĩa của 2 chỉ báo Momentum MACD. Momentum là chỉ báo động lượng đầu tiên được ra đời. Vai trò của Momentum Indicator gồm:
- Dựa trên vị trí tương đối của đường Momentum so với đường tham chiếu, trader có thể dự đoán xu hướng thị trường sắp tới tăng/ giảm hoặc di chuyển sideway.
- Khi chỉ báo Momentum xuất hiện phân kỳ với đường giá, thì đây là báo hiệu việc đảo chiều xu hướng thị trường sắp xảy ra.
- Momentum còn giúp nhà đầu tư xác định tín hiệu mua bán tiềm năng. Khi đường dao động bứt phá khỏi vùng âm và vượt qua đường 0, thì chính là tín hiệu mua. Nếu đường dao động xuyên thủng vùng dương và xuống dưới đường 0, thì chính là tín hiệu bán.
Điểm khác biệt của MACD so với Momentum là hỗ trợ trader phân tích xu hướng giá. Vai trò của MACD bao gồm:
- MACD giúp trader dự báo xu hướng giá. Giao cắt đường tín hiệu từ dưới lên của MACD báo hiệu xu hướng giá tăng, khuyến nghị trader mua vào. Giao cắt đường tín hiệu từ trên xuống của MACD báo hiệu xu hướng giá giảm, khuyến nghị trader bán ra
- Tính hội tụ/ phân kỳ của MACD sẽ giúp nhận biết diễn biến giá. MACD hướng xuống khi giá theo xu hướng tăng có thể là dấu hiệu đảo chiều sang giảm, trader có thể cân nhắc bán ra. MACD hướng lên khi giá theo xu hướng giảm có thể là dấu hiệu đảo chiều sang tăng, trader có thể cân nhắc mua vào.
Cách kết hợp Momentum MACD
Do thiếu các ngưỡng cụ thể, việc xác định vùng quá mua/quá bán khi sử dụng chỉ báo Momentum sẽ rất chủ quan. Mặc dù thuộc nhóm Oscillator, nhưng điểm hạn chế của Momentum so với RSI là không thể vẽ thêm đường hỗ trợ và kháng cự. Đây là phương pháp hỗ trợ kháng cự nâng cao giúp trader dự đoán những điểm giá tiềm năng xảy ra phản ứng thị trường. Trader nhờ đó sẽ tránh được những sai lầm trong mua bán.
Tuy nhiên, chúng ta có thể kết hợp Momentum với bộ dao động động lượng. Các chỉ báo động lượng thường kết hợp với Momentum bao gồm: MACD, RSI, dải Bollinger,… Sự kết hợp này sẽ bổ sung thêm thông tin về mức hỗ trợ và kháng cự mà chỉ báo Momentum không thể hiện được. Bài viết sẽ chỉ tập trung về sự mối liên hệ của Momentum MACD.
MACD là một trong những oscillator phổ biến được phát triển dựa trên Momentum. So với Momentum, MACD cung cấp thông tin về biến động giá với độ “mượt” cao hơn. Trong hình bên dưới, đường MACD cắt lên đường Signal, tuy nhiên không có tín hiệu mua nào. Theo nguyên tắc chung, để có tín hiệu mua, đường MACD cần giảm xuống dưới đường 0 trước.
Tổng kết
Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin về mối liên hệ của Momentum MACD. Có thể thấy rằng chỉ báo Momentum và chỉ báo MACD đều có ưu thế riêng trong phân tích kỹ thuật. Trader nên kết hợp nhiều chỉ báo khác nhau để nắm bắt thị trường. Đừng quên theo dõi Forex Trading để cập nhật những kiến thức hữu ích về đầu tư nhé.
FAQs
Chỉ báo Momentum dùng để đo lường yếu tố nào?
Momentum được dùng để đo lường tốc độ biến động giá. Momentum tính toán mức độ chênh lệch giữa giá đóng cửa hiện tại và giá đóng cửa cách đây n chu kỳ.
Momentum và Oscillator khác nhau như thế nào?
Có thể phân loại chỉ báo momentum thành hai nhóm lớn: chỉ báo xu hướng và oscillator. Momentum giúp NĐT xác định xu hướng thị trường. Momentum oscillator sẽ cung cấp thông tin về vùng quá mua/quá bán.
Momentum MACD: chỉ báo nào tốt hơn?
Momentum MACD được phát triển với đặc điểm và mục đích khác nhau. Tuỳ vào mục đích sử dụng, NĐT sẽ cần chọn công cụ phù hợp. Momentum được dùng để tính tốc độ biến động giá. Trong khi đó, MACD sẽ hữu ích để phân tích xu hướng giá.