Nhập mã đối tác
yjgj5uiu0m
để được hỗ trợ

OBV là gì? Cách sử dụng chỉ báo OBV trong Forex

Bạn có biết chỉ báo OBV là gì chưa? Đây là một trong những công cụ khá quan trọng. Hãy khám phá cách nó được sử dụng để theo dõi xu hướng giá cổ phiếu và làm thế nào nó liên quan đến giá. OBV có thể giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về thị trường và giao dịch một cách hiệu quả. Tương tự như MACD cũng vậy. Hãy cùng Forex Trading tìm hiểu cách sử dụng nó qua bài viết dưới đây.

Chỉ báo OBV là gì?

Việc đầu tiên cần hiểu là OBV là gì? OBV, viết tắt của “On Balance Volume”, là một công cụ quan trọng trong phân tích thị trường Forex. Nó sử dụng khối lượng giao dịch và biến động giá để đo lường sức mua và sức bán trên thị trường.

Khái niệm về OBV
Khái niệm về OBV

Chỉ báo này được giới thiệu lần đầu vào năm 1963 bởi nhà phân tích Joseph Granville. Nhằm dự đoán xu hướng thị trường dựa trên sự biến động của khối lượng giao dịch. Granville tin rằng khối lượng là một chỉ số quan trọng phản ánh tình hình thị trường. Vì vậy OBV được phát triển để phản ánh điều này, cho biết rằng khi khối lượng tăng mạnh. Cùng với thị trường thường không đi ngang mà sẽ đi lên hoặc xuống.

Chỉ báo MACD là gì?

MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence, có nghĩa là Trung bình động hội tụ phân kỳ. Được phát triển bởi cố vấn đầu tư Gerald Appel vào năm 1979, đường MACD là một chỉ báo kỹ thuật quan trọng trong giao dịch Forex. Nó giúp nhà đầu tư nhận biết các biến động của thị trường và xác định tín hiệu mua bán. Để tính toán MACD, nhà đầu tư sử dụng sự chênh lệch giữa hai đường Trung bình Động (EMA) trong 12 ngày và 26 ngày.

Bạn có biết tính điểm hoà vốn là gì chưa? Break-even point (BEP) là một khái niệm quan trọng trong kinh doanh. Đề cập đến mức doanh số hoặc sản lượng sản phẩm cần bán ra để đạt được lợi nhuận bằng 0. Nó thể hiện điểm cân bằng giữa tổng doanh thu và tổng chi phí, tức là không có lãi cũng không có lỗ.

Ngoài ra bạn cũng nên biết Bear Trap là gì để nắm vững kiến thức hơn. Bear Trap là một hiện tượng lỗi xảy ra khi có một đợt giảm giá trong một xu hướng tăng dài hạn. Thường xảy ra khi nhà đầu tư phản ứng sai lệch đối với dữ liệu hoặc thông tin không chính xác.

Cách tính MACD

Để tính chỉ báo MACD, ta sử dụng công thức sau:

MACD = EMA(12) – EMA(26)

  • Nếu giá trị trung bình động (EMA) của chu kỳ 12 ngày lớn hơn EMA của chu kỳ 26 ngày, thì MACD sẽ là giá trị dương.
  • Nếu giá trị EMA của chu kỳ 12 ngày nhỏ hơn EMA của chu kỳ 26 ngày, thì MACD sẽ là giá trị âm.

Xem thêm: Tìm hiểu lý thuyết Dow cho người mới bắt đầu giao dịch

Cách sử dụng chỉ báo MACD

Các cách sử dụng MACD phổ biến bao gồm:

  • Điểm giao cắt: Bán khi MACD xuống dưới đường tín hiệu và mua khi MACD vượt lên trên đường tín hiệu. Cũng như khi MACD vượt qua mức 0.
  • Quá mua/Quá bán: MACD có thể chỉ ra tình trạng quá mua hoặc quá bán khi đường trung bình ngắn cách xa đường trung bình dài, đề xuất một điều chỉnh giá.
  • Phân kỳ: MACD phân kỳ với giá khi tạo đáy mới mà giá không tạo đáy tương tự. Hoặc khi MACD xác lập đỉnh mới nhưng giá không. Đây là dấu hiệu xu hướng hiện tại sắp thay đổi, đặc biệt khi xảy ra ở vùng quá mua/quá bán.
Sử dụng OBV như thế nào
Sử dụng OBV như thế nào

Đặc điểm của chỉ báo OBV là gì?

OBV, hay Chỉ báo Khối lượng Cân Bằng, là một chỉ báo tích lũy. Nó cộng thêm khối lượng nếu giá cổ phiếu tăng và trừ đi khối lượng nếu giá giảm từ phiên trước. Sự tích lũy này tạo thành các đường đi lên hoặc xuống. Giúp nhà đầu tư nhận biết tình trạng quá mua và quá bán trên thị trường.

Công thức tính OBV

Công thức tính chỉ báo OBV phụ thuộc vào khối lượng giao dịch và giá đóng cửa từ phiên trước. Các quy tắc tính OBV là gì? Có ba quy tắc tính OBV như sau:

  • Nếu giá đóng cửa của phiên hiện tại lớn hơn giá đóng cửa của phiên trước đó, thì:
    OBV hiện tại = OBV lúc trước + khối lượng hiện tại
  • Nếu giá đóng cửa của phiên hiện tại nhỏ hơn giá đóng cửa của phiên trước đó, thì:
    OBV hiện tại = OBV lúc trước – khối lượng hiện tại
  • Nếu giá đóng cửa của phiên hiện tại bằng giá đóng cửa của phiên trước đó, thì:
    OBV hiện tại = OBV trước đó

Ý nghĩa của OBV là gì?

Chỉ báo OBV là một công cụ phản ánh khối lượng giao dịch của một cổ phiếu. Hoặc là chỉ số Forex trong một khoảng thời gian nhất định. Cụ thể ý nghĩa của OBV là gì theo từng cấp độ?

  • Khi chỉ số OBV tăng, điều đó thường diễn ra khi khối lượng giao dịch của các phiên tăng giá lớn hơn so với các phiên giảm giá. Điều này biểu thị sức mua mạnh mẽ hơn sức bán, dự đoán rằng giá có thể tăng.
  • Ngược lại, khi chỉ số OBV giảm, đó thường xảy ra khi khối lượng giao dịch của các phiên giảm giá lớn hơn so với các phiên tăng giá. Điều này biểu thị sức mua yếu hơn sức bán, dự đoán rằng giá có thể giảm.
  • Nếu OBV tăng nhưng giá không tăng, thậm chí giảm, điều này có thể chỉ ra rằng sức bán đang suy giảm. Và giá cũng có khả năng quay đầu tăng trở lại.
  • Tương tự, nếu OBV giảm nhưng giá không giảm, thậm chí tăng, điều này có thể chỉ ra rằng sức mua đang suy giảm. Giá có thể quay đầu giảm lại.
Ý nghĩa chỉ báo OBV
Ý nghĩa chỉ báo OBV

Ý nghĩa của chỉ báo MACD

MACD là một chỉ báo phổ biến, được sử dụng để dự báo xu hướng giá.

  • Đường MACD và đường tín hiệu quyết định phân kỳ và hội tụ, giúp nhà đầu tư xác định điểm mua và bán.
  • Khi đường MACD giao với đường tín hiệu từ dưới lên, đó là tín hiệu mua, và ngược lại, là tín hiệu bán.
  • Phân kỳ xuất hiện khi giá tăng mà đường MACD đi xuống, tạo cơ hội bán, trong khi hội tụ xuất hiện khi giá giảm mà MACD đi lên, tạo cơ hội mua.

Lí do nên sử dụng OBV là gì?

Như vậy bạn đã nắm được lý thuyết OBV là gì rồi. Việc tiếp theo cần tìm hiểu là lý do bạn nên sử dụng chỉ báo OBV là gì. Một số lí do có thể kể đến dưới đây.

Củng cố xu hướng

Với sự tập trung vào khối lượng, OBV tuân theo nguyên tắc phân tích khối lượng thông thường:

  • Khi giá tăng và khối lượng cũng tăng, OBV tăng, cho thấy sự mua vào vẫn mạnh mẽ và xu hướng tăng có thể tiếp tục trong tương lai. Đặc biệt nếu đường OBV vẫn tăng hoặc duy trì độ dốc lên.
  • Nếu giá tăng nhưng khối lượng không tăng hoặc giảm, đường OBV sẽ giảm dần. Điều này chỉ ra sự suy giảm của lực mua.
  • Ngược lại, nếu giá giảm và độ dốc xuống của đường OBV tăng. Đó là dấu hiệu cho xu hướng giảm tiếp tục.
  • Trong trường hợp giá giảm nhưng độ dốc của đường OBV giảm, cho thấy sự suy yếu của lực bán.
Một trong những lí do sử dụng OBV
Một trong những lí do sử dụng OBV

Tín hiệu phân kỳ hội tụ

Tín hiệu phân kỳ xuất hiện khi giá và chỉ số OBV di chuyển theo hướng ngược nhau:

  • Khi giá tăng nhưng OBV giảm, cho thấy lực bán đang mạnh hơn lực mua, dấu hiệu của sự yếu đuối trong xu hướng tăng, có thể dự đoán đảo chiều giảm.
  • Khi OBV tăng trong khi giá giảm, chỉ ra sức mua đang mạnh hơn sức bán, biểu hiện cho một tiềm năng đảo chiều tăng.

Tín hiệu hội tụ xuất hiện khi giá và OBV di chuyển theo cùng một hướng:

  • Khi cả giá và OBV đều tăng, thể hiện sự đồng thuận tăng, dự báo xu hướng tăng sẽ tiếp tục.
  • Tương tự, khi cả giá và OBV đều giảm, thể hiện sự đồng thuận giảm, dự báo xu hướng giảm sẽ tiếp tục.

Xem thêm: Mở tài khoản XTB: Nhà giao dịch uy tín nhất Việt Nam

Những lưu ý khi sử dụng OBV là gì?

Như vậy những lưu ý của OBV là gì khi sử dụng chỉ báo này?

  • Tương tự như các chỉ báo khác, việc kết hợp chỉ báo OBV với các chỉ báo khác là cần thiết để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Do chỉ số OBV chỉ xem xét sự biến động của dấu + và – trong công thức. Không đánh giá được mức độ tăng giảm của giá cổ phiếu, đặc biệt trong các đợt biến động mạnh với khối lượng giao dịch thấp.
  • Tính toán tổng khối lượng giao dịch thay vì chỉ sử dụng hiệu số lệnh mua bán chủ động. Điều này cũng làm cho chỉ số không thể phản ánh chính xác áp lực của bên mua và bên bán trong phiên giao dịch.

Kết luận

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về chỉ báo OBV là gì và cách áp dụng nó một cách hiệu quả nhất trong giao dịch. Bằng cách này, bạn có thể sử dụng công cụ này cùng với những kiến thức khác mà Forex Trading cung cấp để giao dịch một cách thành công. Đọc thêm những bài viết khác của chúng tôi để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất!

FAQs

Khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày là gì?

Khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày (ADTV) là lượng cổ phiếu trung bình được giao dịch mỗi ngày cho một cổ phiếu cụ thể. ADTV có giá trị quan trọng vì nó phản ánh mức độ thanh khoản. Nhà đầu tư thường sử dụng ADTV để đánh giá thanh khoản, phân tích biến động giá. Nó có thể kết hợp với OBV và các chỉ số khác để đánh giá thị trường.

Sự khác biệt giữa Khối lượng cân bằng và Xu hướng giá khối lượng là gì?

Xu hướng Giá-Khối lượng (VPT) giống với OBV ở việc đo lượng giao dịch và cung cấp thông tin về dòng tiền của cổ phiếu. Tuy nhiên, khác biệt chính là VPT không chỉ xem xét việc khối lượng giao dịch cao hơn hoặc thấp hơn. Mà còn quan tâm đến sự tăng hoặc giảm của khối lượng giao dịch. Điều này giúp dự đoán hướng giá của cổ phiếu và biết được mức độ biến động giá.

OBV đang dẫn đầu hay tụt dần?

OBV được xem là một trong những chỉ báo quan trọng. Nhưng nó chỉ tạo ra dự đoán mà không cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân hay diễn biến cụ thể. Để có hiệu quả cao hơn, OBV nên được sử dụng kết hợp với các chỉ báo độ trễ.

Nhập mã đối tác
yjgj5uiu0m
để được hỗ trợ

Cùng thảo luận

Nhận Ebook-EA

Ebook

Hướng dẫn nhận tài liệu Ebook-EA: Tại đây