Pivot chart là một trong những chỉ báo hiệu quả được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Kết hợp Pivot chart với phương pháp Price action (hành động giá), bạn có thể tiến hành giao dịch trong trường hợp nhận thấy giá thị trường đi ngang, đảo chiều hay breakout. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn đặc điểm cũng như cách ứng dụng điểm Pivot. Hãy cùng Forex Trading tìm hiểu nhé.
Giải đáp điểm Pivot là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu cấu tạo, công thức và cách ứng dụng Pivot chart, trader cần hiểu rõ điểm Pivot là gì. Đây là chỉ báo kỹ thuật, dùng để xác định, phân tích xu hướng giá thị trường trong những khoảng thời gian cụ thể. Cách xác định điểm xoay Pivot được dựa trên mức trung bình của giá cao nhất, thấp nhất và đóng cửa của các phiên giao dịch trước đó.
Cấu tạo của Pivot chart
Về cấu tạo, điểm Pivot bao gồm 3 thành phần chính như sau:
- PP: Đây là điểm xoay và đường trục chính của Pivot chart.
- Mức hỗ trợ: S1, S2, S3. Các mức hỗ trợ nằm ở dưới đường PP và còn được gọi là điểm xoay hỗ trợ.
- Mức kháng cự: R1, R2, R3. Các mức kháng cự nằm ở trên đường PP và được gọi là điểm xoay kháng cự.
Trader cần lưu ý, nếu thấy giá thị trường nằm bên trên Pivot points tức là giá đang ở trạng thái tích cực. Nếu Pivot points nằm dưới điểm trục chính thì mức giá đang ở trạng thái tiêu cực.
Xem thêm: Thành công hơn qua cách phân tích kỹ thuật này
Kháng cự hỗ trợ của điểm Pivot
Mức kháng cự hỗ trợ trong Pivot chart liên quan chặt chẽ đến cung – cầu trên thị trường giao dịch. Nhu cầu cung và cầu đã tạo nên những biến động về giá cả của thị trường Forex. Nếu cung chiếm ưu thế hơn cầu, giá cả có xu hướng giảm dần hoặc ngược lại.
Vùng hỗ trợ là vùng có mức giá thuận lợi, để cầu có thể tăng mạnh cũng như ngăn chặn giá giảm sâu hơn. Trái ngược với vùng hỗ trợ là vùng kháng cự. Đây là vùng có mức giá thuận lợi để nhu cầu cung tăng mạnh, đồng thời ngăn chặn giá thị trường tăng thêm.
Các loại điểm xoay của Pivot chart trader cần biết
Pivot points bao gồm 5 loại dưới đây:
- Điểm xoay Pivot tiêu chuẩn (điểm Pivot cổ điển): Đây là loại điểm xoay phổ biến nhất hiện nay.
- Điểm xoay Woodie Pivot: Điểm xoay này tập trung vào mức giá đóng cửa.
- Điểm xoay Camarilla Pivot: Điểm xoay Camarilla yêu cầu sử dụng mức PP, 4 mức hỗ trợ và 4 mức kháng cự.
- Điểm xoay Fibonacci Pivot: Điểm xoay Fibonacci có sự tương đồng với điểm Pivot tiêu chuẩn.
- Điểm xoay Demark Pivot: Điểm xoay này căn cứ dựa trên mối quan hệ giữa giá mở cửa và đóng cửa, đồng thời sử dụng số X để biểu thị cho mức kháng cự và hỗ trợ.
Công thức của Pivot chart
Để tính điểm xoay Pivot, trader áp dụng công thức như sau:
PP = (Giá cao nhất + giá thấp nhất + giá đóng cửa)/3
Cách tính các mức hỗ trợ:
- S1 = PP * 2 – Giá cao nhất
- S2 = PP – (R1 – S1)
- S3 = PP – (R2 – S2)
Cách tính các mức kháng cự:
- R1 = PP * 2 – Giá thấp nhất
- R2 = (PP – S1) + R1
- R3 = PP – (R2 – S2)
Trong đó:
- PP là điểm xoay Pivot cần tính.
- S1, S2, S3 lần lượt là các mức hỗ trợ.
- R1, R2, R3 lần lượt là các mức kháng cự.
Hướng dẫn giao dịch Pivot chart với Price action
Từ những chia sẻ trên, trader đã hiểu được cấu tạo cũng như công thức tính điểm xoay Pivot. Có thể thấy được rằng, giao dịch dựa trên Pivot points chính là giao dịch theo kháng cự và hỗ trợ. Sau đây là phương pháp giao dịch điểm Pivot với Price action mà các bạn nên tham khảo và áp dụng.
Khi nhận thấy giá cả đi ngang
Về cơ bản, ở thời điểm này, mức giá thị trường vẫn chưa thể hiện xu hướng rõ rệt. Mức giá hiện đang nằm giữa vùng kháng cự và hỗ trợ. Vì vậy, trader cần đặt lệnh mua tại mức hỗ trợ và lệnh bán tại mức kháng cự. Có một điều mà bạn cần lưu ý, đó là hãy đặt Stop loss (lệnh dừng lỗ) ở bên dưới đường hỗ trợ và ở trên đường kháng cự.
Giao dịch Pivot chart trong trường hợp thị trường breakout
Khi nhận thấy giá thị trường breakout, tức là giá cả vượt khỏi mức hỗ trợ/kháng cự và hình thành nên xu hướng mới, trader có thể 2 phương án dưới đây:
- Vào lệnh Sell stop hoặc Buy stop nằm cách vùng hỗ trợ/kháng cự một đoạn, và chốt lãi tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự gần nhất.
- Nhà đầu tư có thể đợi giá thị trường phục hồi lại sau khi breakout. Sau đó, bắt đầu đặt lệnh và chốt lãi tại vùng hỗ trợ và kháng cự gần nhất.
Giao dịch Pivot chart khi giá thị trường đảo chiều
Nếu nhận thấy giá cả có dấu hiệu đảo chiều, trader cần quan sát biến động của thị trường và chờ đợi tín hiệu giao dịch thích hợp.
Ví dụ, trong trường hợp trader nhận thấy giá cả đang có xu hướng tăng dần và di chuyển lên phía trên đường Pivot points. Khi đến mức kháng cự R3 thì gặp cặp nến đảo chiều, cho biết xu hướng giá giảm dần. Lúc này, trader hãy vào lệnh Sell limit tại khu vực kháng cự R3, và dừng lỗ (Stop loss) ở vị trí cao hơn đỉnh của cây nến cao nhất. Sau đó, chốt lãi tại vùng hỗ trợ gần nhất (tức đường S1).
Xem thêm: Mở tài khoản Exness – Broker hàng đầu thế giới
Cách kết hợp Pivot chart cùng chỉ báo RSI
Để vào lệnh một cách chính xác, nhà đầu tư có thể kết hợp điểm xoay Pivot cùng chỉ báo RSI nâng cao. Tuy nhiên, giao dịch này cũng mang lại rủi ro khá cao nên trader cần hết sức lưu ý. Như đã đề cập ở trên, bản chất của việc giao dịch dựa trên Pivot chart là giao dịch theo vùng hỗ trợ và kháng cự. Bạn cần xác định rõ những khu vực này để có thể sử dụng RSI phân kỳ.
Sử dụng Pivot chart và RSI với lệnh bán
Đối với lệnh bán, trader áp dụng điểm xoay và RSI nâng cao như sau:
- Xác định rõ phân kỳ giảm giá tại điểm xoay Pivot, hoặc tại mức kháng cự R1, R2 và R3 (trong đó phổ biến nhất là ở R1).
- Nếu nhìn thấy giá cả giảm xuống dưới điểm tham chiếu (vùng kháng cự R1, R2 hoặc R3) thì bạn nên bắt đầu một vị thế bán với Stop loss được đặt ở mức đỉnh.
- Thực hiện chốt lãi ở mức Pivot points tiếp theo. Nếu trader đang bán ở mức kháng cự R2 thì mục tiêu lợi nhuận thu được sẽ là R1. Đối với trường hợp này, vùng kháng cự sẽ trở thành vùng hỗ trợ hoặc ngược lại.
Kết hợp Pivot chart cùng RSI nâng cao với lệnh mua
Cách thiết lập giao dịch với Pivot chart và chỉ báo RSI khi đặt lệnh mua ngược lại với lệnh bán:
- Cần xác định phân kỳ tăng giá tại điểm xoay, khu vực hỗ trợ S1, S2 và S3 (trong đó phổ biến nhất là ở S1).
- Nếu giá thị trường tăng lên trên điểm tham chiếu (mức hỗ trợ S1, S2 hoặc S3), trader cần bắt đầu một vị thế mua với Stop loss được đặt ở mức đáy.
- Thực hiện chốt lời ở mức Pivot Point tiếp theo. Nếu nhà đầu tư mua ở vùng hỗ trợ S2 thì mục tiêu lợi nhuận thu được là S1. Lúc này, vùng hỗ trợ sẽ trở thành vùng kháng cự hoặc ngược lại.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về Pivot chart mà chúng mình muốn chia sẻ đến bạn đọc. Đây là một chỉ báo kỹ thuật quan trọng, giúp xác định vùng kháng cự hỗ trợ mà trader nên áp dụng trong giao dịch. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới mẻ và bổ ích về thị trường Forex, đừng quên truy cập vào Forex Trading các bạn nhé.
FAQs:
Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp khi nhà đầu tư sử dụng Pivot chart trong giao dịch Forex.
Ngoài RSI, có thể kết hợp điểm xoay với những chỉ báo kỹ thuật khác không?
Bên cạnh RSI phân kỳ, trader hoàn toàn có thể sử dụng điểm xoay Pivot cùng các chỉ báo MACD, khối lượng giao dịch. Cách này sẽ giúp bạn tối ưu hiệu quả và hạn chế rủi ro khi thực hiện các giao dịch.
Điểm xoay nào mang lại hiệu quả cao nhất trong giao dịch Forex?
Mỗi loại điểm xoay đều có những đặc điểm riêng biệt. Tùy vào từng trường hợp mà trader nên cân nhắc lựa chọn công cụ phù hợp. Tuy nhiên, điểm xoay tiêu chuẩn thường được sử dụng phổ biến hơn các loại khác vì có xu hướng phản ứng giá tốt hơn.
Hạn chế khi sử dụng điểm xoay là gì?
Khi áp dụng Pivot, nếu giá cao nhất và thấp nhất quá gần nhau thì tín hiệu mà bạn nhận được có thể là tín hiệu giả. Nếu hai mức giá này cách nhau quá xa thì điểm xoay không thể đưa ra dự báo tín hiệu cho khung thời gian tiếp theo.