RSI phân kỳ là chỉ báo cực kỳ phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Vậy RSI có công thức tính như thế nào? Cách vận dụng chỉ số RSI nâng cao để mang lại hiệu quả cao trong giao dịch Forex ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên và hiểu rõ hơn về công cụ giao dịch này. Cùng Forex Trading khám phá nhé!
Chỉ số RSI là gì?
Trước khi tìm hiểu về RSI phân kỳ, trader cần nắm được khái niệm, công thức và mức dao động của chỉ số RSI. RSI (viết tắt của Relative Strength Index) là một chỉ báo phân tích kỹ thuật, được dùng để biểu thị sự tương quan giữa mức tăng giá và giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian cụ thể.
Bằng cách theo dõi chỉ số RSI, nhà đầu tư có thể xác định tính phân kỳ của giá cả, đánh giá và dự đoán xu hướng trong tương lai. Bên cạnh đó, chỉ số này còn cho biết tình trạng quá mua và quá bán trên thị trường.
Công thức tính chỉ số RSI
Để tính chỉ báo RSI, bạn áp dụng theo công thức:
RSI = 100 – 100 / (1 + RS)
Trong đó:
- RSI là chỉ báo cần xác định.
- RS (hay Relative Strength) = Trung bình tăng / trung bình giảm.
Các mức dao động của chỉ số RSI
Giá trị dao động của RSI nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Căn cứ vào mức dao động mà bạn có thể nhận biết tình trạng giá cả của thị trường.
- RSI < 30: Tài sản đang ở mức quá bán và có xu hướng tăng giá.
- RSI > 70: Tài sản đang ở mức quá mua và có xu hướng giảm giá.
- RSI ở ngưỡng 50: Báo hiệu không có xu hướng.
- 30 < RSI < 70: Giá tài sản đang ở mức trung tính.
Xem thêm: Thành công hơn qua cách phân tích kỹ thuật này
Giải đáp RSI Divergence là gì?
Hiện tượng phân kỳ xảy ra khi giá thị trường có dấu hiệu di chuyển ngược lại với chỉ số kỹ thuật. Điều này cho thấy sức mạnh của giá đang yếu dần và có xu hướng thay đổi. Như vậy, có thể hiểu RSI phân kỳ, hay RSI Divergence chính là sự di chuyển ngược hướng giữa giá cả và chỉ báo RSI (xác định qua các đỉnh đáy). Nhà đầu tư thường áp dụng RSI phân kỳ như là chỉ báo xác định tín hiệu đảo chiều của xu hướng giá cả.
Phân kỳ trong RSI thường được chia làm 2 loại:
- Phân kỳ dương của RSI.
- Phân kỳ âm của RSI.
Ngoài ra, trader còn có thể áp dụng chỉ báo Stochastic RSI để xác định mức quá mua, quá bán và xu hướng giá trong tương lai. Chỉ báo này khá nhạy bén với sự biến động của thị trường nên thường đưa ra tín hiệu kịp thời, chính xác. Chỉ báo Stochastic RSI được sử dụng phổ biến từ năm 1994 và có nét tương đồng với Stochastic Oscillator.
Phân tích các dạng RSI phân kỳ thường gặp
Thông qua việc theo dõi và phân tích xu hướng giá trên thị trường Forex, trader có thể nhận biết thời điểm xuất hiện RSI phân kỳ dương và phân kỳ âm.
RSI phân kỳ dương
Thời điểm đồ thị giá có tín hiệu giảm, trong khi chỉ báo RSI có xu hướng tăng chính là lúc xuất hiện phân kỳ dương. Khi đó, giá cả sẽ có sự đảo chiều và tăng dần. Trader thường có xu hướng bắt đáy hoặc mua vào.
Nếu đáy đầu tiên của chỉ báo nằm sâu trong khu vực quá bán, đáy thứ hai bắt đầu phân kỳ thì tín hiệu giao dịch sẽ càng trở nên rõ ràng và chính xác hơn. Để xác nhận lại tín hiệu, nhà đầu tư có thể sử dụng thêm các công cụ phân tích kỹ thuật khác.
RSI phân kỳ âm
Khi xuất hiện phân kỳ âm, giá thị trường sẽ có tín hiệu tăng và tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ. Trong khi đó, RSI lại có xu hướng giảm và tạo đỉnh thấp hơn đỉnh cũ. Điều này cho thấy giá cả sẽ có sự đảo chiều và giảm dần. Trader nên tiến hành đặt lệnh chốt lời hoặc bán ra.
Nhà đầu tư cần lưu ý, khi tín hiệu phân kỳ đầu tiên xảy ra, xu hướng tăng bắt đầu yếu dần, nhưng giá vẫn tiếp diễn theo xu hướng. Từ tín hiệu phân kỳ thứ hai, giá phá vỡ đường xu hướng tăng, báo hiệu thời điểm bán dành cho trader.
Cách áp dụng RSI nâng cao trong giao dịch – Chỉ báo RSI phân kỳ
Việc áp dụng chỉ báo RSI nâng cao không chỉ giúp trader nhận biết tính phân kỳ và dự đoán xu hướng giá, mà qua đó, bạn cũng có thể quản lý rủi ro trong giao dịch, hạn chế mức sụt giảm vốn sâu nhất khi đầu tư (còn gọi là Drawdown).
Nguyên tắc giao dịch đối với RSI Divergence
Chiến lược sử dụng RSI nâng cao giúp nhà đầu tư tính toán giá trị RSI trong một khoảng thời gian cụ thể. Từ đó, vẽ đường xu hướng về giá và chỉ báo RSI. Khi chỉ báo này phân kỳ khỏi đường giá có nghĩa là RSI tăng trong lúc giá giảm hoặc ngược lại. Đây chính là dấu hiệu của xu hướng đảo chiều và cho thấy tín hiệu giao dịch.
Trường hợp RSI tạo đáy khi đường giá đạt đỉnh thì tín hiệu mua sẽ xuất hiện. Nếu RSI đạt đỉnh khi giá chạm đáy thì tín hiệu bán được tạo ra. Trader có thể giao dịch dựa theo kích thước giá trị RSI. Đồng thời, chiến lược sử dụng RSI Divergence còn có tính năng đặt lệnh chốt lời và dừng lỗ. Nhờ đó, bạn có thể kiểm soát rủi ro hiệu quả, hạn chế mức Drawdown và gia tăng lợi nhuận của mình.
Đặt lệnh mua với RSI phân kỳ
Để thiết lập lệnh mua, bạn lưu ý những điều dưới đây:
- Vào lệnh khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ trong RSI.
- Sử dụng các mô hình nến cơ bản nhưng mạnh (như: Morning star, Bullish engulfing, Pin bar, mô hình nến xu hướng tăng dần và giảm dần,…). Những mô hình này là cơ sở để trader xác định vị trí đặt lệnh, xác định khoảng cắt lỗ. Và nến tín hiệu giao dịch là nến tăng.
- Giao dịch phân kỳ kín là giao dịch thuận theo xu hướng thị trường. Trong khi đó, giao dịch phân kỳ thường sẽ ngược lại với xu hướng. Vì vậy, trader nên áp dụng giao dịch phân kỳ kín.
Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản sàn Exness trên điện thoại
Áp dụng RSI phân kỳ để vào lệnh bán
Đối với trường hợp đặt lệnh bán, trader cần nắm rõ:
- Tiến hành vào lệnh khi thấy tín hiệu phân kỳ của RSI.
- Sử dụng các mô hình nến như: Evening star, Bearish engulfing, Pin bar, nến xu hướng tăng dần, giảm dần,… Và nến tín hiệu giao dịch là nến giảm.
- Nhà đầu tư nên giao dịch phân kỳ kín, tương tự như đối với lệnh mua.
Kết luận:
Chiến lược sử dụng RSI phân kỳ mang lại hiệu quả cao trong giao dịch Forex. Mong rằng qua những chia sẻ trên, trader đã nắm được công thức và cách áp dụng chỉ báo kỹ thuật này, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý. Để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất về thị trường Forex, đừng quên truy cập vào Forex Trading các bạn nhé!
FAQs:
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi trader áp dụng chỉ báo RSI Divergence trong giao dịch.
Sai lầm phổ biến khi sử dụng tín hiệu phân kỳ của RSI là gì?
Nhiều trader thường đặt lệnh ngay lập tức khi nhận thấy tín hiệu quá bán và quá mua. Đối với vùng quá mua, nếu giá cả tiến sâu vào ngưỡng 70, lên ngưỡng 75 – 80 thì lệnh bán có thể bị thanh lý. Nếu RSI xuống dưới ngưỡng 30 thì có thể tiếp tục giảm sâu xuống mức 0 – 20, lệnh mua của trader sẽ bị thanh lý.
Có thể kết hợp RSI Divergence với các công cụ phân tích kỹ thuật khác hay không?
Không phải lúc nào RSI Divergence cũng đưa ra tín hiệu chính xác 100%. Để xác nhận lại tín hiệu giao dịch và ngăn ngừa rủi ro, bạn nên kết hợp chỉ báo này với các chỉ báo khác như: MA, trendline, MACD…
Nên giữ tỷ lệ sụt giảm vốn khi đầu tư ở mức bao nhiêu?
Tỷ lệ sụt giảm vốn thấp cho thấy trader đang sử dụng chiến lược giao dịch phù hợp. Bạn nên giữ tỷ lệ này dưới 20%. Bởi tỷ lệ sụt giảm vốn vượt quá 20%, bạn rất khó thu hồi được nguồn vốn đầu tư ban đầu.