Khái niệm Slippage là gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng Slippage? Đây đều là những thông tin nhiều nhà đầu tư thắc mắc. Bởi tình trạng Slippage khi giao dịch không còn là điều quá xa lạ với nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và cách xử lý ra sao, nên sử dụng chiến lược giao dịch nào. Hãy cùng Forex Trading đi tìm câu trả lời ngay bây giờ nhé.
Slippage là gì? Phân tích chi tiết cách trượt giá trên forex
Trong thị trường ngoại hối, việc xảy ra tình trạng Slippage sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà đầu tư.
Khái niệm cơ bản Slippage là gì?
Trong đầu tư tài chính, Slippage là gì? Đây là một cụm từ để chỉ hành động bị trượt giá trên thị trường đầu tư. Việc trượt giá sẽ bị xảy ra khi một lệnh giao dịch đã được khớp ở một mức giá. Tuy nhiên mức giá khớp này lại lệch hơn so với mức giá nhà đầu tư đặt lệnh.

Lấy một ví dụ đơn giản khi nhà đầu tư đặt một lệnh mua EUR/USD và đặt lệnh ở 1.2300 điểm. Tuy nhiên khi khớp lệnh, nhà đầu tư thấy lệnh của mình đặt ở mức 1.2305 điểm. Lúc này có nghĩa là thị trường đã trượt giá và nhà đầu tư chênh 5 pips.
Nguyên nhân gây ra tình trạng Slippage là gì?
Nguyên nhân gây ra việc trượt giá bao gồm có 2 nguyên nhân. Đầu tiên chính là do chịu sự ảnh hưởng của thị trường biến động quá mạnh. Một khi thị trường biến động mạnh, dù ở mức độ tích cực hay tiêu cực cũng sẽ ảnh hưởng tới việc đặt lệnh.
Nguyên nhân tiếp theo là do thị trường thanh khoản không đủ mạnh. Điều này cũng giống như việc khi nhà đầu tư giao dịch ở trên sàn CEX. Nhà đầu tư sẽ phát hiện ra bên buy và bên sell chỉ có một vài ETH. Nếu nhà đầu tư muốn bán 1000 ETH cùng 1 lúc, lúc này giá trên thị trường sẽ giảm mạnh.
Xem thêm: Tìm hiểu lý thuyết Dow cho người mới bắt đầu giao dịch
Oscillator là gì? Phân tích indicators MT4 với chỉ báo Oscillator
Oscillator là gì? Đây là một chỉ báo dao động ở các mức giá cụ thể. Các mức giá này sẽ có sự biến động tùy vào từng thời điểm khác nhau. Đây không phải tên gọi cho một chỉ báo riêng biệt. Chúng được sử dụng để chỉ một nhóm các chỉ báo ở trên thị trường không có xu hướng.
Phân tích chỉ báo Momentum Oscillator là gì?
Momentum Oscillator không còn xa lạ với dân đầu tư. Chỉ báo này được sử dụng với mục đích biểu thị tài sản đang tăng hay giảm. Bên cạnh đó chúng còn giúp nhà đầu tư dự đoán được giá của biểu đồ có điều chỉnh đúng theo quỹ đạo hay không.

Đây còn là một dạng chỉ báo động lượng. Để có thể sử dụng chỉ báo này, điều kiện bao gồm tài sản của bạn phải được giao dịch ở thời điểm hiện tại. Mỗi một tài sản cần dựa vào sự tham gia của nhà giao dịch và bên giao dịch mới có thể quyết định tài sản đó có thể tăng mạnh hay không. Tuy nhiên nếu như có sự gia nhập về cơ hội thì chúng có xu hướng đảo chiều hoặc giá nằm ngang.
Chỉ báo này sẽ cho ra tín hiệu ở trạng thái dương với kết quả lớn hơn 0 và sẽ cho ra trạng thái âm nếu nhỏ hơn 0. Động lượng cho tín hiệu tích cực khi kết quả lớn hơn 0 và động lượng cho tín hiệu tiêu cực khi kết quả dưới 0. Các chuyên gia giao dịch thường kết hợp các chỉ báo động lượng với các chỉ báo kiểm soát giá.

Bằng cách chia kết quả cho giá trị trước đó hay ROC. Nhân tổng số đó với 100 sẽ cho nhà giao dịch một tỷ lệ phần trăm được điều chỉnh để tạo ra đáy và đỉnh của biểu đồ giá. Đặc biệt, tỷ lệ này có thể dao động từ dưới -100% đến 100% trở lên. Khi chỉ báo đạt đến mức cao, xu hướng giá có thể sẽ đổi hướng.
Phân tích Stochastic indicators MT4 khi giao dịch
Stochastic là một chỉ báo được sử dụng để đo lường và so sánh giá trị của các tài sản trong một khu vực nhất định. Đây là một chỉ báo kỹ thuật cung cấp cho nhà đầu tư rất nhiều những tín hiệu như phân kỳ, đảo chiều,… Tuy nhiên điều quan trọng là nhà đầu tư cần phải nắm rõ cách sử dụng để có thể áp dụng chỉ báo khi phân tích kỹ thuật.
Stochastic được chia tỷ lệ từ 0 cho tới 100. Chúng sẽ dựa vào hai đường dao động %D cùng với %K. Khi kết hợp hai đường dao động này, nhà đầu tư có thể xác định ra vùng quá mua và vùng quá bán.
Slippage là gì? Phân tích chiến lược giao dịch phù hợp với các traders
Khái niệm Slippage là gì đã được giải đáp ở bên trên. Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về các chiến lược giao dịch khi áp dụng thêm các chỉ báo.

Chiến lược giao dịch cắt đường 0 với chiều lên hoặc xuống
Chiến lược này được áp dụng khi nhà đầu tư muốn đưa ra quyết định vào lệnh mỗi khi thấy chỉ báo dao động đang có tín hiệu đảo chiều. Nếu như Oscillator có xu hướng đảo chiều dương thì nhà đầu tư tiến hành mua. Và ngược lại nếu như chỉ báo đảo chiều âm thì hãy đặt lệnh bán. Trong đó bao gồm có 2 tín hiệu có hướng dịch chuyển khá lớn.
Chiến lược khi giao dịch Martingale cho nhà đầu tư
Chiến lược giao dịch kết hợp với Martingale là gì? Đây là một chiến lược đặt cược giao dịch cho cả tài sản truyền thống và điện tử. Chúng được sử dụng một số quy tắc quan trọng để đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Tuy nhiên khi áp dụng chiến lược này vào thị trường forex cũng sẽ đem lại rủi ro khi giao dịch.
Khi sử dụng Martingale để đặt cược vào giá của một loại tiền điện tử. Các nhà đầu tư khó có thể tìm thấy cơ hội thắng hoặc thua. Do đó, các nhà đầu tư đặt cược vào xu hướng. Traders đặt lệnh bán trong xu hướng tăng hoặc lệnh mua trong xu hướng giảm. Bất chấp những khoản lỗ ban đầu, khối lượng đặt hàng ngày càng tăng. Điều này có nghĩa là khi xu hướng chuyển sang có lợi, nhà đầu tư sẽ thu hồi được khoản đầu tư và đạt mức lợi nhuận cao nhất.
Xem thêm: Mở tài khoản Exness – Broker hàng đầu thế giới

Chiến lược khi giao dịch với Slippage là gì?
Đôi khi tình trạng trượt giá lớn sẽ xuất hiện nếu như có tin tức quan trọng. Nhà đầu tư sẽ hạn chế giao dịch khi có tin tức quan trọng đưa ra. Lúc này giá sẽ chạy rất nhanh và mạnh, đôi khi sẽ gợi nên lòng tham của nhà đầu tư. Nếu đặt lệnh vào lúc tin tức chạy, nhà đầu tư rất dễ rơi vào trường hợp cháy tài khoản nếu không đặt stop loss.
Để tránh rơi vào trường hợp Slippage, nhà đầu tư có thể lựa chọn giao dịch tại phiên London hoặc Newyork. Đây là những lúc thị trường có tính thanh khoản mạnh nhất và các cặp tiền tệ đều chạy.
Kết luận:
Trên đây chính là những thông tin cơ bản trả lời cho vấn đề Slippage là gì. Tình trạng trượt giá không hề nghiêm trọng như các bạn tưởng tượng, nó cũng giống như khoản phí spread hay commission trên forex. Đôi khi đây là những khoản chi phí mà nhà đầu tư bắt buộc phải chịu khi tham gia thị trường ngoại hối. Với bài viết trên đây của Forex Trading, hy vọng các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về Slippage trên thị trường.
FAQs
Tình trạng trượt giá trên thị trường có thể tránh hoàn toàn được không?
Nhà đầu tư khi tham gia giao dịch sẽ không thể tránh 100% tình trạng Slippage.
Làm thế nào để hạn chế gặp phải Slippage khi giao dịch?
Để hạn chế tình trạng này, nhà đầu tư không nên giao dịch vào các phiên yếu. Hãy tham gia vào phiên giao dịch có tính thanh khoản cao.
Làm thế nào để nhận tin tức quan trọng trên thị trường?
Nhà đầu tư có thể kiểm tra lịch tin tức thông qua trang ForexFactory