Việc lựa chọn chiến lược giao dịch Trading Strategies vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư. Cùng Forex Trading tìm hiểu các chiến lược giao dịch hiệu quả trong thị trường Forex (Forex Trading Strategies) qua bài viết sau đây. Từ đó, các traders lựa chọn cho mình chiến lược giao dịch phù hợp giúp tăng khả năng sinh lời, kiểm soát rủi ro.
Tổng quan về Trading Strategies
Trước khi đi vào các chiến lược giao dịch phổ biến trong Forex, nhà đầu tư cần nắm rõ Trading Strategies là gì và cách thức hoạt động của nó.
Tìm hiểu Trading Strategies là gì?
Trading Strategies (chiến lược giao dịch) là các phương pháp, kỹ thuật giúp traders quyết định mua bán tài sản. Các tài sản tài chính bao gồm: cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa,… Mục tiêu sử dụng chiến lược giao dịch giúp đạt lợi nhuận ổn định và bền vững trong dài hạn. Ngoài ra, chiến lược giao dịch còn giúp trader xác định những thời điểm thích hợp để mở/đóng vị thế và quản lý rủi ro.
Các Trading Strategies thường dựa trên việc phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản hoặc kết hợp cả hai. Chúng được xây dựng dựa trên các yếu tố: biến động giá, xu hướng thị trường, các chỉ số kinh tế vĩ mô,… Vì vậy, việc áp dụng Trading Strategies phù hợp giúp nhà giao dịch đưa ra các quyết định giao dịch đúng đắn.
Chiến lược giao dịch trong Forex (Forex Trading Strategies) hoạt động như thế nào?
Mỗi chiến lược giao dịch Forex đều có cách hoạt động riêng tùy thuộc vào việc sử dụng các công cụ phân tích khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều nhằm mục đích giúp nhà giao dịch xác định thời điểm và hướng giao dịch phù hợp. Từ đó giúp gia tăng khả năng sinh lời và kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả.
Khi lựa chọn được chiến lược, bạn biết hành động như thế nào để tăng lợi nhuận, giảm tổn thất. Khi bạn có kế hoạch, bạn sẽ chia thành nhiều giai đoạn và chinh phục mục tiêu cuối cùng. Trong từng giai đoạn, bạn sẽ kiểm tra hiệu quả và tìm cách cải thiện khi nhận thấy chưa đủ khả năng đạt được mục tiêu. Nếu chiến lược hiệu quả, bạn có thể tự động hóa giao dịch thông qua cố vấn.
Bên cạnh đó, việc sở hữu một Forex Trading Strategies còn giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Bạn sẽ không mất bình tĩnh và điều tiết được cảm xúc của mình trong suốt quá trình giao dịch. Ví dụ: ngay cả khi giá đi ngược lại, nhưng kế hoạch vẫn chấp nhận được mức lỗ, bạn không cần đóng lệnh hoảng loạn. Bạn không cần chờ đợi hy vọng giá quay đầu, chỉ cần bình tĩnh làm theo chiến lược ban đầu đã được vạch sẵn.
Xem thêm: Thành công hơn qua cách phân tích kỹ thuật này
5 chiến lược giao dịch phổ biến trong Forex
Trong thị trường Forex, có rất nhiều Trading Strategies khác nhau. Dưới đây là 5 chiến lược giao dịch phổ biến và được các nhà đầu tư sử dụng rộng rãi:
Chiến lược hành động giá – Price action strategy
Price Action Strategy (Chiến lược hành động giá) là một phương pháp được ưa chuộng trong giao dịch Forex. Với chiến lược này, nhà giao dịch sẽ tập trung vào việc phân tích diễn biến và mẫu hình giá để đưa ra các quyết định mua/bán.
Cụ thể, nhà giao dịch sẽ nghiên cứu và phân tích các mô hình hình thành trên đồ thị như mô hình nến, mô hình đảo chiều,… Từ đó xác định các tín hiệu mua/bán phù hợp. Ví dụ, khi nhìn thấy mô hình nến búp bê đen (Bearish Engulfing) trên biểu đồ, nhà giao dịch đưa ra tín hiệu bán.
Ưu điểm của chiến lược này là không yêu cầu sử dụng các chỉ báo phức tạp. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi nhà giao dịch phải có kỹ năng phân tích biểu đồ và các mô hình giá tốt. Giao dịch Price action áp dụng cho nhiều khung thời gian, giúp nhà giao dịch linh hoạt. Nhiều phương pháp xác định điểm vào/thoát lệnh dựa trên mức hỗ trợ/kháng cự như: bấc nến, fibonacci thoái lui. các chỉ báo,…
Chiến lược đầu cơ – Swing trading strategy
Chiến lược đầu cơ (Swing Trading) là chiến lược nắm bắt những dao động giá ngắn hạn và trung hạn trên thị trường. Nhà giao dịch mở/đóng các vị thế trong vòng vài ngày đến vài tuần. Việc này nhằm tận dụng những biến động giá trong khoảng thời gian này.
Nhà giao dịch sử dụng các chỉ báo kỹ thuật như MA (Moving Average), MACD, RSI, v.v. xác định các tín hiệu mua/bán. Ví dụ, khi giá vượt qua đường MA 20 ngày theo hướng tăng, nhà giao dịch có thể mở vị thế mua. Khi giá chạm đường MA 20 ngày theo hướng giảm, họ có thể đóng vị thế.
Ưu điểm chiến lược đầu cơ vận dụng được những biến động ngắn hạn để sinh lời. Nó mang lại nhiều cơ hội và tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận hợp lý. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi kỹ năng phân tích kỹ thuật tốt và kiên nhẫn. Khi sử dụng chiến lược đầu cơ, bạn cần dành nhiều thời gian hơn để theo dõi giao dịch.
Day Trading Strategy – Giao dịch trong ngày
Day trading là một phương pháp tập trung vào việc mở/đóng các vị thế trong cùng một phiên giao dịch. Nhà giao dịch sẽ theo dõi sát sao diễn biến giá ngắn hạn dựa trên các tín hiệu kỹ thuật. Sau đó, xem xét và đưa ra các quyết định mua/bán phù hợp. Chiến lược Day Trading thực hiện một hoặc nhiều giao dịch trong một ngày từ vài phút đến vài giờ.
Bên cạnh đó, các chỉ báo như MACD, RSI cũng được sử dụng để xác định các cơ hội giao dịch trong ngày. Vậy chỉ báo MACD là gì và RSI là gì? MACD là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để phân tích xu hướng và sự thay đổi của giá cả. RSI là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để đo lường sức mạnh và xu hướng của giá tài sản.
Ví dụ, khi RSI rơi vào vùng oversold, nhà giao dịch có thể mở vị thế mua với kỳ vọng giá sẽ phục hồi. Việc quản lý rủi ro cũng đóng vai trò quan trọng, chẳng hạn như sử dụng các lệnh chặn lỗ (stop loss) hạn chế tổn thất.
Ưu điểm của chiến lược này là các traders tận dụng được những biến động giá ngắn hạn. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi sự tập trung cao độ, kiến thức chuyên sâu về phân tích kỹ thuật. Bên cạnh đó, khả năng ra quyết định nhanh chóng là một trong những yếu tố then chốt.
Chiến lược giao dịch theo phạm vi – Range Trading strategy
Range Trading tập trung vào việc tìm kiếm và tận dụng các khoảng giá dao động trong một biên độ nhất định. Nhà giao dịch sẽ mua khi giá cận mức hỗ trợ và bán khi cận mức kháng cự. Để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự, bạn sử dụng các chỉ báo như Bollinger Bands, Fibonacci Retracement,… Ví dụ, khi giá chạm đến đường trung bình Bollinger Bands (tức mức hỗ trợ), nhà giao dịch mở vị thế mua với kỳ vọng giá sẽ phục hồi về mức trung bình.
Range Trading thích hợp khi thị trường ít biến động, không rõ xu hướng như thị trường sideway. Để xác định các vùng giá quan trọng trong thị trường không có xu hướng rõ ràng, bạn có thể sử dụng công cụ pivot table. Nhà giao dịch sử dụng các mức pivot để xác định điểm vào/ra lệnh khi giá dao động trong một phạm vi nhất định.
Vậy Pivot table là gì? Pivot table là phương pháp phân tích dựa trên các mức pivot để hỗ trợ việc ra quyết định giao dịch.
Ưu điểm của chiến lược giúp tận dụng được các biến động giá trong phạm vi nhất định. Tuy nhiên, các traders cần có kỹ năng phân tích kỹ thuật tốt để xác định các mức hỗ trợ/kháng cự chính xác. Ngoài ra, quản lý rủi ro rất quan trọng vì giá có thể đột biến bất ngờ.
Chiến lược giao dịch vị thế – Positional Trading strategy
Positional Trading là chiến lược dài hạn (vài tuần, vài tháng đến vài năm). Nhà giao dịch tập trung phân tích cơ bản và không quan tâm đến các biến động ngắn hạn. Giao dịch vị thế chú trọng đến các yếu tố như tình hình kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá cả.
Các công cụ phân tích cơ bản như phân tích SWOT, mô hình định giá,.. được sử dụng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng dài hạn thị trường. Trên cơ sở đó, nhà giao dịch sẽ mở và giữ vị thế trong một khoảng thời gian dài. Sau đó, họ chờ đợi các xu hướng chính được xác lập.
Ưu điểm của chiến lược giúp tận dụng được các xu hướng dài hạn trên thị trường. Từ đó mang lại được nguồn lợi nhuận ổn định, bền vững. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi sự kiên trì và hiểu về các yếu tố, tình hình kinh tế. Bên cạnh đó kết hợp với phân tích kỹ thuật và biểu đồ dài hạn.
Xem thêm: Đăng ký sàn XTB: Nâng tầm vị thế người chơi đầu tư
Những lưu ý khi ứng dụng Trading Strategies trong forex
- Hiểu rõ từng chiến lược, ưu nhược điểm trước khi áp dụng
Các traders cần tìm hiểu kỹ về cách thức hoạt động, ưu điểm và hạn chế của từng chiến lược (Trading Strategies). Điều này giúp họ lựa chọn chiến lược phù hợp với phong cách, mục tiêu giao dịch của mình.
- Kiểm soát rủi ro tốt
Nhà giao dịch nên xác định mức rủi ro chấp nhận, dừng lỗ hợp lý. Ngoài ra, xem xét kỹ lưỡng để chọn ra chiến lược phù hợp nhất với mức độ rủi ro mà bản thân có thể kiểm soát được.
- Backtest và kiểm tra hiệu quả trước khi triển khai.
Trước khi áp dụng chiến lược, bạn nên backtest , mô phỏng để kiểm tra hiệu quả. Việc này giúp họ đánh giá tính khả thi, điều chỉnh trước khi vận dụng thực tế.
- Linh hoạt điều chỉnh chiến lược theo diễn biến thị trường
Không có chiến lược nào có thể hoạt động hiệu quả 100% thời gian. Vì vậy, nhà giao dịch cần linh hoạt điều chỉnh các thông số, thông số kỹ thuật.
Tổng kết
Tóm lại, bài viết đã cung cấp các chiến lược giao dịch Trading Strategies phổ biến trong thị trường Forex. Hy vọng thông qua bài viết này các traders đã hiểu rõ hơn về ưu, nhược điểm của từng chiến lược. Từ đó lựa chọn được chiến lược phù hợp với phong cách đầu tư của bản thân. Đừng quên theo dõi Forex Trading để cập nhật những kiến thức bổ ích về đầu tư, tài chính.
FAQs:
Làm thế nào để chọn được một Trading Strategies phù hợp?
Tìm hiểu và xem xét ưu, nhược điểm của từng chiến lược. Từ đó, lựa chọn chiến lược phù hợp với phong cách, khẩu vị rủi ro và mục tiêu giao dịch.
Chiến lược giao dịch Forex nào dễ áp dụng nhất?
Chiến lược Price Action và Day Trading được xem là dễ sử dụng nhất. Chúng không yêu cầu quá nhiều phân tích phức tạp và áp dụng trên các khung thời gian khác nhau.
Tại sao cần phải backtest chiến lược trước khi áp dụng?
Backtest giúp đánh giá tính khả thi của chiến lược trong quá khứ. Từ đó giúp nhà giao dịch điều chỉnh trước khi triển khai thực tế.