Trong thị trường ngoại hối (forex) phức tạp, việc hiểu rõ về các yếu tố quyết định giá cả và các biểu hiện của chúng là chìa khóa để thành công. Trong số các yếu tố này, vùng kháng cự hỗ trợ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định điểm vào và điểm ra của giao dịch. Vậy, kháng cự và hỗ trợ trong forex là gì, làm thể nào để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự? Cùng Forex trading tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tìm hiểu chung về vùng kháng cự hỗ trợ
Trong phần này, chúng ta sẽ khám phá những khái niệm cơ bản về vùng kháng cự và vùng hỗ trợ. Bên cạnh đó, cùng nhìn nhận về tầm quan trọng của chúng trong thị trường forex.
Vùng kháng cự là gì? Vùng hỗ trợ là gì?
Vùng kháng cự và vùng hỗ trợ là hai khái niệm cơ bản nhưng vô cùng quan trọng. Đặc biệt là trong phân tích kỹ thuật của thị trường forex. Đây là những mức giá hoặc khu vực mà giá cả thường có xu hướng đảo chiều hoặc tăng trưởng chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng. Tình trạng này hoàn toàn có thể lặp lại trong tương lai.
- Vùng kháng cự là vùng giá của cổ phiếu có xu hướng tăng, được kỳ vọng sẽ đảo chiều giảm. Tại đây, lực bán của cổ phiếu sẽ chiếm ưu thế so với lực mua.
- Ngược lại, vùng hỗ trợ là vùng giá có xu hướng giảm, được kỳ vọng đảo chiều tăng. Tại vùng giá này, lực mua cổ phiếu sẽ chiếm ưu thế hơn sơ với lục bán.
Để phân biệt rõ ràng 2 vùng kháng cự và hỗ trợ, bạn có thể hình dung qua ảnh sau:
- Khi giá đi lên và giảm, vùng giá cao nhất trước khi tiếp tục giảm gọi là vùng kháng cự.
- Khi giá điều chỉnh giảm và bật tăng, vùng giá thấp nhất trước khi tăng gọi là vùng hỗ trợ.
Kháng cự và hỗ trợ trong forex được hiểu như thế nào?
Trong forex, các vùng kháng cự hay vùng hỗ trợ không chỉ là những điểm dừng cụ thể mà còn là những khu vực mà tâm lý thị trường và lịch sử giao dịch tập trung, tạo nên những điểm then chốt cho các quyết định giao dịch. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp thường dựa vào những vùng này để xác định các điểm vào lệnh và thoát lệnh, cũng như đặt các lệnh dừng lỗ và chốt lời.
Trong các phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về các yếu tố quyết định sự hình thành của vùng kháng cự hỗ trợ, cũng như cách thức xác định và áp dụng chúng trong chiến lược giao dịch.
Xem thêm: Mọi điều bạn nên biết về momentum Forex!
Yếu tố nào tạo nên vùng kháng cự hỗ trợ?
Trong thị trường forex, kháng cự hay hỗ trợ đều đóng vai trò quan trọng quyết định đầu tư an toàn. Tuy nhiên, những vùng này có thể thay đổi và biến động theo thời gian. Vậy, điều gì tạo nên những vùng này?
Theo cuốn sách “Phân tích thị trường tài chính” của John Murphy, có hai yếu tố chính cấu tạo nên hỗ trợ và kháng cự:
Tâm lý thị trường
Tâm lý thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các kháng cự và hỗ trợ. Thị trường chứng khoán có ba đối tượng chính: người mua, người bán và nhà đầu tư đứng ngoài. Khi giá tăng, người mua cảm thấy tiếc rẻ vì không mua nhiều hơn, trong khi người đứng ngoài cũng tiếc rẻ vì không tham gia vào thị trường. Ngược lại, khi giá giảm, người bán cảm thấy tiếc rẻ khi đánh giá sai xu hướng giá. Tâm lý này tạo ra sự đồng thuận trong việc đặt mức giá vào các điểm cụ thể. Cuối cùng tạo ra các vùng kháng cự và hỗ trợ.
Tư duy tiếc nuối quá khứ của nhà đầu tư
Tư duy tiếc nuối quá khứ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hỗ trợ và kháng cự. Khi một vùng giá đã được kiểm định nhiều lần, nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận ra và tạo ra các quyết định dựa trên quan sát và kinh nghiệm tích lũy từ quá khứ.
Có cách nào để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự không?
Việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là ba cách phổ biến mà nhà đầu tư thường sử dụng.
Xác định theo giá đang giao dịch
Một phương pháp phổ biến để xác định hỗ trợ và kháng cự là dựa vào giá đang giao dịch. Các nhà giao dịch thường chú ý đến các mức giá quan trọng như các đỉnh và đáy trước đó, các mức Fibonacci retracement, hoặc các đường moving average. Khi giá đạt đến các mức này, có thể xuất hiện sự phản ứng từ thị trường. Cuối cùng là tạo ra các vùng hỗ trợ và kháng cự.
Xác định bằng biểu đồ
Cách thứ hai để xác định hỗ trợ và kháng cự là sử dụng công cụ vẽ biểu đồ. Biểu đồ giúp hình dung rõ ràng hơn về hỗ trợ và kháng cự. Thông thường, các công cụ được dùng nhiều nhất là đường trendline, kênh giá, hoặc các mô hình giá. Từ đây, nhà đầu tư có thể nhìn thấy được các kháng cự hoặc hỗ trợ quan trọng mà giá cả có xu hướng dừng lại hoặc đảo chiều.
Xác định bằng đường trung bình giá
Sử dụng các đường trung bình giá như đường SMA (Simple Moving Average) hoặc EMA (Exponential Moving Average) cũng là một phương pháp phổ biến để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Cụ thể, khi giá cả cắt qua đường SMA từ trên xuống dưới, có thể tạo ra vùng kháng cự. Ngược lại, khi giá cắt qua đường SMA từ dưới lên trên, có thể tạo ra một vùng hỗ trợ.
Hướng dẫn cách giao dịch vùng kháng cự và hỗ trợ trong forex hiệu quả
Để giao dịch hiệu quả với hỗ trợ hay kháng cự, bạn cần phải có một kế hoạch rõ ràng. Và quan trọng hơn hết đó là phải tuân theo một quy trình bài bản. Dưới đây là các cách mà bạn có thể tham khảo để áp dụng:
Cách 1: Đặt lệnh ngay tại vùng kháng cự hỗ trợ
Khi giá tiếp cận bất kỳ một vùng kháng cự hoặc hỗ trợ nào, bạn cần phải quan sát chặt chẽ trước khi chuẩn bị đặt lệnh. Điều này đòi hỏi bạn phải nhận biết được các tín hiệu từ biểu đồ và chỉ số kỹ thuật. Điển hình phải kể đến là dấu hiệu tăng giảm đột ngột của khối lượng giao dịch hoặc sự xuất hiện của các mô hình nến đảo chiều.
Cách 2: Chờ tín hiệu đảo chiều
Không phải lúc nào giá cũng sẽ đảo chiều ngay khi chạm vào kháng cự hoặc hỗ trợ. Đôi khi, bạn cần phải kiên nhẫn chờ đợi các tín hiệu xác nhận rõ ràng trước khi vào lệnh. Thông thường các tín hiện rõ nhất xuất phát từ mô hình nến pin bar hoặc engulfing.
Xem thêm: Mở tài khoản Exness – Broker hàng đầu thế giới
Cách 3: Đặt lệnh giao dịch ngay khi vùng kháng cự hỗ trợ bị phá vỡ
Nếu kháng cự hoặc hỗ trợ bị phá vỡ, đây có thể là dấu hiệu của một xu hướng mới. Bạn cần phải nhanh chóng đánh giá tình hình và đặt lệnh theo hướng của xu hướng mới. Đồng thời đặt các lệnh dừng lỗ để hạn chế rủi ro.
Cách 4: Chờ đến khi giá quay lại
Sau khi hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ và giá đã di chuyển một khoảng. Đôi khi giá sẽ quay trở lại vùng này. Đây là cơ hội để bạn xác nhận xu hướng và đặt lệnh tiếp theo. Tất nhiên là phải dựa trên sự phản ứng của giá khi tiếp xúc lại với vùng đó.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên là tất cả những thông tin bổ ích về vùng kháng cự hỗ trợ. Hy vọng rằng, qua bài viết bạn đã có thêm những hiểu biết sâu về cách vùng này hoạt động để tối ưu hóa quyết định đầu tư của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hay vẫn đang phân vân không biết cách sử dụng momentum làm sao để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự thì hãy để lại câu hỏi cho Forex trading. Đội ngũ nhân viên sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời sớm nhất!
FAQs:
Hỗ trợ và kháng cự đóng vai trò gì trong chiến lược giao dịch forex?
Trong chiến lược giao dịch, hỗ trợ và kháng cự đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các điểm vào và ra khỏi thị trường. Chúng giúp nhận biết các điểm đảo chiều tiềm năng và tối ưu hóa tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận trong giao dịch.
Công cụ nào dùng để xác địng hỗ trợ và kháng cự?
Để xác định hỗ trợ và kháng cự hiệu quả, bạn phải sử dụng công cụ kỹ thuật. Một trong số các công cụ này phải kể đến là đường moving average, Fibonacci retracement, và mẫu hình nến. Tất cả chúng để nhận biết các mức giá quan trọng. Sau đó, kết hợp các tín hiệu từ các chỉ báo kỹ thuật và đánh giá tình hình tổng quan của thị trường để quyết định vào hoặc ra khỏi thị trường.
Làm sao để biết cách sử dụng momentum xác định hỗ trợ và kháng cự?
Hoàn toàn có cách sử dụng momentum để xác định các điểm đảo chiều tiềm năng tại các kháng cự và hỗ trợ. Đó là theo dõi sự gia tăng hoặc giảm dần của đà tăng giảm của giá cả. Điều này giúp nhận biết sự mạnh mẽ của xu hướng và đưa ra quyết định giao dịch phù hợp.